Friday, March 28, 2008

Nan đề của Đất Nước

Lý Thường Nhân

Lời tác giả:

Kính thưa quí vị trong "Phong trào Tự do và Dân chủ Việt Nam"

Tôi là Lý Thường Nhân, ở California, nay đã 80, nhưng tôi cũng luôn ưu tư đến tiền đồ của Dân tộc. Khi đươc tin sư xuất hiện của Phong trào, tôi cũng như bất cư ngươi Việt ơ nước ngoài nào đều vui mừng và hy vọng. Chúng tôi cảm phục hành động can trường của quý vị, và ngưỡng mộ hơn khi biết nhiều vị trong giới trẻ cũng theo đàn anh lên đường thực hiện "Chí Nhân và Đại Nghĩa". Chúng tôi xin hết lòng cảm phục và chia sẻ tất cả những khó khăn và hiểm nguy quý vị có thể đang và sẽ gặp phải. Chúng tôi liên lỉ cầu nguyện cho quý vị luôn được bằng an để vững bước trên con đường đấu tranh. Để tỏ tình, tôi góp chút ý nhỏ nhoi vơi quý vị, tôi xin gởi bài : "Nan đề của Đất nươc" kèm theo, để xin các vị tùy nghi. Mong rằng không làm tốn thì giờ đọc bài của quý vị. Quý vị có thể cắt xén sửa đổi... Nếu cần bỏ qua đi thì đó cũng còn là dấu chỉ tôi luôn quan tâm và ngưỡng mộ việc làm đại nghĩa của quý vị.

Cầu xin ơn Trên, Tổ tiên độ trì cho quý vị và phong trào.

Trân trọng.

Lý Thường Nhân

Nan đề của Đất Nước

Đất nước chúng ta hiện nay đang ở trên bờ vực thẳm, điều này chắc không ai chối cãi, chỉ trừ có mấy ông quan Việt Cộng còn ở trên lưng ngựa đang cố bám vì chẳng biết đường lên nào mà lãnh đạo cho ra khỏi trận đồ bị vây khổn hiện nay, cũng như nếu muốn xuống ngựa thì chưa biết nên theo lối nào ?

Số là :

Về kinh tế thì tụt hậu, 80-90 % là nông dân tuy đã có miếng ăn, nhưng cũng còn rất cực khổ, còn một số ít công nhân thì đồng lương còn chết đói, đây là liên minh công nông, thành phần chủ chốt của cách mạng CS, hai loại chanh này đã bị vắt khô, còn lại cái xác đang bị bỏ đói, chỉ có một thiểu số Việt cộng là giàu “nứt đố đổ vách”, vì trong hơn 30 năm nay từ trên xuống dưới, Việt cộng đã kết thành nhiều mạng lưới để cướp bóc của dân, bòn rút của công, buôn lậu, buôn người, bán đất bán biển… không có ngõ ngách nào mà vắng mặt mấy tay Việt cộng đến tra vấn câu hỏi “Đầu Tiên”.

Về chính trị từ trên xuống dười đều là một đám hổ lốn, toàn là những tên cướp từ trong rừng tăm tối dấy lên, cả một lũ cá đối bằng đầu, chẳng ai chịu nghe theo ai. Tất cả họ coi dân như cỏ rác, vì nhiệm vụ cách mạng của dân đã xong, nay là thời gặt hái quả thực (tức là của cướp được trong đấu tranh) của đảng. Lệnh trên của chính quyền cứ ban ra, cấp dưới nhận lệnh rồi cất tủ, việc dưới, dưới cứ làm, vì “quan VC có cần nhưng dân VC không vội, quan có cần thì quan lội quan qua”, mạnh ai nấy cứ cướp.

Về việc rắp mưu gian phá hoại và cướp bóc thì Việt cộng thuộc loại đỉnh cao trí tuệ loài người, còn về quốc kế dân sinh thì mù tịt tối tăm, nên luôn luôn cứ chờ đợi : đợi Bắc triều chỉ thị thế nào thì răm rắp theo từng chấm từng phẩy, từ cái “Cải cách ruộng đất” cho đến “Nhân văn giai phẩm”, rồi “kinh tế thị trường theo ĐHXHCN”, đến “kinh tế 3 thành phẩn” để hợp thức hoá của ăn cướp, nhất nhất đều làm theo chỉ thị. Cái gì mà Bắc triều chưa cho phép thì cứ rán dài cổ mà chờ lệnh như vụ xin gia nhập WTO...

Những lời bô bô chống tham nhũng chẳng qua là cảnh “trâu cột nhột trâu ăn”, nhóm này đá nhóm kia vì giành miếng, phe nào bao che phe nấy để cho đàn em xông xáo cướp bóc mà chia nhau. Mua quan bán tước, bàn bằng cấp, bán đất, bán biển, bán sức lao động nhân dân, “bán dâm” trẻ nít chỉ có đỉnh cao trí tuệ mới có sáng kiến nghĩ ra mà làm được.

Nếu diệt hết tham nhũng thì nhìn khắp mặt Việt Cộng hiện nay từ chóp đỉnh tới tận cùng chẳng còn lại mấy người !

Về văn hoá thì quá đồi truỵ. Nguyên nhân chính là động cơ xuí giục dân bần cùng dấy lên ngọn lửa hận thù, một là để cướp của nhà giàu, của các tôn giáo, mặt khác đi tấn công các trung tâm nuôi dưỡng lòng yêu thương, từ bi, bác ái, là những thứ nghịch với hận thù như nước với lửa, vì thế mà CS một sống một chết với các tôn giáo, coi tôn giáo độc hơn thuốc phiện nữa. Tôn giáo chân chính, ngọn đuốc rạng soi màn trời tối tăm của CS, khi nào cũng làm cho CS ăn không ngon, ngủ không yên.

Cái ma mánh tháo cáy của Hồ Chí Minh là mang râu đội nón đóng vai thâm Nho, cố sức đội cái lốt cha già dân tộc, dùng những khẩu hiệu thuộc truyền thống dân tộc lừa dân đen đi tiêu diệt văn hoá dân tộc, để cướp quyền mà độc trị độc tôn, khổ cho dân bần cùng của một nước thuộc địa lâu đời, trình dộ thấp kém, nên Hồ Chí Minh và bè lũ mới dùng mưu gian quốc tế đi vào con đường hại dân bán nước ! Cuộc cách mạng Việt cộng cho là long trời lở đất để san bằng mọi giá trị của xã hội làm cho mọi mối liên hệ đều bị băng hoại, mọi giá trị về luân thường đạo lý đều bị chôn vùi.

Ngày nay, Không biết cơ man nào là người chỉ biết có chuyện “Đầu Tiên”, “dâm loạn” và “lọc lừa”, nghe nói đến giá trị truyền thống cha ông để lại cho là ngu dốt, lỗi thời, lạc hậu và dại khờ !

Chỉ có việc affair mánh mung là quốc sách, đây là lối sống của người khôn thời CS.

Còn giáo dục thì nhằm đào tạo con người kinh tế, phát kiến quan trọng của Marx là “người là con vật kinh tế”, chủ trương siêu việt của Marx là “hạ tầng kinh tế chỉ huy thượng tầng kiến trúc”, tin rằng vật chất đẻ ra tinh thần, nhưng là tinh thần quỷ quyệt lưu manh đánh mất tình người.

Đây là mẫu người mà người CS muốn đào tạo nên, một con người duy lý cực đoan:

Để dễ bề cai trị, Việt Cộng tước đoạt hết mọi nguồn sống của con người để Con người biến thành loài bò sát, mất hết nhân tính, chỉ biết nhắm mắt nhận lệnh tàn hại đồng bào đất nước. Có mất nhân tính hoàn toàn mới đi tàn hại anh em đồng bào, giết người đếm theo từng tế bào một, cướp từng hạt gạo thổi cơm, từng sợi chỉ dệt áo, dọc ngang chẳng biết trên dầu có ai, Trời Đất Cha ông Tổ tiên chẳng kể vào đâu.

Đến nay thì lại cổ xúy mê tín dị đoan để đưa dân vào tình trạng quên lãng đi cái tội ăn cướp và bán nước của Đảng, chẳng khác chi thời Pháp thuộc, Ducouroy (?) cổ võ cho phong trào thể thao thể dục để dân thuộc địa quên đi kẻ thù dân tộc của mình.

Nay tất cả Việt cộng khi vơ vét đã được nhiều lại đâm ra mê tín dị đoan kinh khủng, họ cũng đi nhà thờ nhà chùa, cửa nào cũng cúng vái, bói toán, phong thuỷ..., một mặt để giấu cái bộ mặt vô thần, mặt khác tin tưởng rằng hối lộ thần thánh Tổ tiên để được xóa tội, cứ nghĩ như thế là đi vào con đường tâm linh !

Tóm lại : Văn hoá thì ngày càng thêm đồi truỵ, chính trị thì độc quyền độc cướp, kinh tế thì tụt hậu thua hết các nước xung quanh, mặc dân sống trong kiếp cơ hàn, giáo dục thì vô hồi vô hướng, chỉ đào tạo nên những kẻ nộ lệ, tệ hơn hết là nô lệ cái hồn ma mánh CS, thứ tàn độc của nhân loại, thế giới người ta đã vứt vào sọt rác từ khuya.

Đất nước Việt Nam nay đã trở thành một môi trường tốt để cho tư bản khắp nơi khai thác nhân tài vật lực, vì có đục nước thì mới mới béo cò “cai thầu Việt cộng và một số tư bản”, đây là một liên minh mới thứ nhất của VC !

Nguy hiểm hơn hết là dịp tốt cho kẻ thù truyền kiếp thực hiện ngon lành âm mưu đồng hoá trên nhiều phương diện, trải khắp mọi nẻo đường của đất nước, để thực hiện khẩu hiệu “núi liền núi, sông liền sông”, đây là liên minh mới thứ hai !

Ta hãy lắng nghe những oan hồn bị thảm sát bao thập niên qua đang réo gọi thấu Trời, mạng đòi lại mạng, những tiếng kêu oan thảm thiết của kẻ khốn cùng cũng đã rền vang khắp mặt Đất, của đòi lại của, nếu những người CS còn chút lương tri, dành ít phút đối diện với tội ác của mình đã gieo cho dân tộc thì cánh tay vấy máu của họ tất bị chùn lại !

Tương lai đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu ? Con cháu chúng ta rồi sẽ ra sao : thứ người, thứ ngợm hay đười ươi, thuỷ tổ của Marx ??

Mỗi chúng ta hãy trả lời câu hỏi trên trước mặt anh linh Tổ tiên. Đây là câu trả lời quan trọng, không thể lờ đi coi như nước chảy qua cầu, mà hồn thiêng sông núi đang lảng vảng ở trên đầu mỗi một chúng ta !!!

Ngày nay, chỉ có một số người đang lao tâm khổ trí để loại trừ cái nọc độc bạo tàn bất nhân của chế độ CS, vì đó là điều tiên quyết, mà chưa có thời giờ nghĩ tới những bước cần thiết kế tiếp. Sự sụp đổ của chế độ CS là chuyện đương nhiên, nhanh hay chóng là tùy theo sự đóng góp tích cưc hay chưa đúng mức của mỗi chúng ta. Nhưng mỗi khi chúng tan rã, nếu chúng ta không chuẩn bị trước để lâm vào cảnh khoảng trống chính trị thì rất nguy hiểm.

Có nhiều ý kiến cho rằng chính thể tam quyền phân lập của Hoa Kỳ là một mô thức xây dựng xã hội tiến bộ nhất hiện nay, cứ theo đó mà làm.

Thật ra những định chế đó mới chỉ la hình thức, nếu ta không nắm bắt được cái nội dung sâu thẳm đàng sau, thì chẳng có ích gì bao nhiêu, không chóng thì chầy sẽ gặp nhiều xáo trộn. Đó là sự giao thoa giữa tinh thần Thánh Kinh và chủ nghĩa thực dụng của Khoa học kỹ thuật. Đó là hai lãnh vục ta có thể học hỏi được nhiều điều.

Sau đây là vài ý kiến thô thiển về văn hoá của Tổ tiên xưa, xin được ghi lại đây may ra có giúp ích được chút nào :

Lối sống của Tổ tiên Việt.

Người Việt chúng ta thuộc chủng Lạc Việt, Bách Việt, Tứ Di. Tứ Di là Nhung, Địch, Mạn, Mông. Các chủng Việt này sống bao quanh chủng Hoa Hán, nên gọi là tứ Di.

Các chủng thuộc Tứ Di đều tôn trọng “Tả nhậm” (Tứ Di tả nhậm).

Nhậm là vạt áo, tả nhậm là cài vạt áo về bên tả.

Hàng ngày khi mặc áo vào ta phải cài khuy áo. Cài khuy áo là công việc hàng ngày mọi người phải làm, có lẽ vì vậy mà Tổ tiên ta chọn cái thói quen này để nhắc nhở con cháu muôn đời về sau về cái triết lý sống của dòng dõi mình.

Vậy triết lý tả nhậm là gì ? Thưa :

1.- Cài vạt áo về bên tả là đi theo chiều quay của Đại Hùng tinh quanh sao Bắc Đẩu, tức là quay về hướng mặt trời, mặt trời tượng trưng cho Trời, cho Thiên ý, Thiên lý. Quay về mặt Trời tức là muốn hướng mọi hoạt động của mình cho được thuận thiên, với ý tưởng “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”.

2.- Quay về bên tả, tức là quay về phía con tim, tức là trọng tình hơn lý, trọng nguyên lý Mẹ, vì mẹ là nguồn suối yêu thương như nước biển dâng tràn.

3.- Quay về bên tay tả là tay yếu hơn, để tỏ dấu phù yểu, tức cũng là trọng nữ là phái yếu để cho cân bằng với nam giới là phái mạnh hơn, hầu tạo nên thế hoà cân đối trong gia đình.

Phù yểu không thể là kẻ yếu, mà là người mạnh, cái mạnh của Nhân, Trí, Dũng.

Đem triết lý tả nhậm áp dụng vào đời sống con người, tuy trọng cả tình lẫn lý, nhưng lại trọng tình hơn lý, trọng tinh thần hơn vật chất, trọng phẩm hơn lượng,... áp dụng vào đời sống xã hội thì trọng văn hơn võ, trọng khoan nhu hơn vũ lực, phù yểu mà không trợ cường....

Còn người Tàu nòi Hoa Hán theo văn hoá “Hữu nhậm”, nghĩa là cài vạt áo về bên hữu (sở dĩ ngày nay chúng ta cũng cài vạt áo về bên hữu là do bị người Tàu cai trị, bắt phải theo phong tục tập quán người Tàu, tuy nay đã độc lập, nhưng vì lâu ngày chúng ta đã quên đi). Theo hữu nhậm tức là “phù cường lăng nhược”, trọng võ lực hơn văn học, trọng lượng hơn phẩm, trọng lý hơn tình… Trong gia đình thì vợ chồng sống theo lối “chồng chúa vợ tôi”, trọng nam khinh nữ, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, về chính trị thì bạo động, đàn áp, cướp đoạt, bành trướng... Hiện tượng này đã và đang tiếp diễn triền miên không những trong lịch sử của nuớc nhà và ngay trên cả hoàn vũ !

Triết lý Hữu nhậm đưa ta về đâu ?

Thường thì người ta phù thịnh mà ít ai phù suy, và trong xã hội thói thường xưa nay ta luôn luôn cứ thấy cái thói “Dĩ cường lăng nhược”, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé.

Đây là nguồn gốc thảm hoạ muôn đời của nhân loại : Trong gia đình là người chồng, phái mạnh, áp chế người vợ, cha mẹ áp chế con cái, trong làng xã thì cường hào ác bá tung hoành, trong xã hội thì các chế độ chuyên chế bóc lột áp bức nhân dân qua trường kỳ lịch sử. Nòi Hoa Hán triền miên dùng bạo lực, tìm mọi cách để nô lệ hoá và đồng hoá dân tộc ta, dân ta phải gánh chiụ không biết bao nhiêu là quốc nạn và quốc nhục. Tiếp đến là thực dân, phát xít dùng bom đạn để chiếm đoạt thuộc địa, nhất là Cộng sản thì dấy động lòng hận thù cướp chính quyền để mong khống chế cả thế giới. Nay đã đến lúc tàn rồi mà VC cứ cố bám lấy lấy chế độ bạo tàn bất nhân đó.

Tổ tiên chúng ta và chúng ta ngày nay đều là nạn nhân của các chế độ bạo tàn sống theo triết lý Hữu nhậm!

Chúng ta chống Cộng sản và bè lũ bên ngoài là chống tận cái cốt lõi lối sống hữu nhậm của chúng, đó là những kẻ duy lý, quá khích, cực đoan, đã mất nhân tính.

Chống CS thì ít nhất là làm cho CS hiểu rõ cái tội “vong” của họ : vong thân, vong nhân, vong bản, vong quốc, vong nô.

Sống trong hận thù, ngày đêm người CS tìm hết mưu mô tiêu diệt kẻ thù, chẳng quản đến thân mình, tiêu biểu như Bế Văn Đàn dùng thân mình lấp lỗ châu mai : Đó là vong thân.

Là Con Rồng cháu Tiên, nhưng người CS lại nhận Karl Marx, Lénine làm Thuỷ tổ, vì vậy mà Hồ Chí Minh để di chúc là khi chết linh hồn (duy vật vô thần) sẽ về với Cố Marx, Cụ Lê : Đó là vong bản.

Là hậu duệ của dòng giống cao quý Tiên Rồng, tất cả đồng bào là anh em cùng một bọc, thế mà vì tha hoá, bị quốc tế CS xúi dục, lấy việc tiêu diệt anh em đồng bào hàng hơn nửa thế kỷ làm vinh dự lớn lao : Đó là vong nhân.

Để thực hiện chủ nghĩa CS, Việt Cộng đã giết hại bao nhà ái quốc quốc gia, giết sạch không bỏ sót bất cứ ai trong đồng bào nghi là kẻ thù, phá nát cơ đồ Tổ tiên, đem bán đất bán biển cho kẻ thù : Đó là vong quốc, vong nô.

Nói tóm lại Việt cộng đã bỏ hết những giá trị truyền thống của Tổ tiên. Đó là Nhân, Nghĩa, Lễ, Liêm, Sỉ... Bỏ những giá trị đó thì không còn nhân tính nữa, nên theo đường man rợ “giết cướp” mà đi: Đây không biết có từ “vong” gì để diễn tả !

Việt Cộng có cái tài xảo trá : Khi mà miệng họ nói nhân đạo là họ đã có kế hoạch đi giết người. Khi nói đến công bằng là chuẩn bị đi ăn cướp tài sản của nhân dân. Khi cổ võ phát huy và bảo vệ truyền thống dân tộc là lúc đi tẩy xoá những giá trị cao quý của Tổ tiên !

Nói với làm của CS là hai đối cực, đây là cách ăn cướp dấu tay !

Cái xảo thuật này đến nay còn có nhiều vị trí thức còn tin tưởng !

Nhưng chúng ta coi Việt cộng vẫn là nòi giống Tiên Rồng, là những đứa con hoang của Tổ quốc. Chúng ta đang mong họ trở về với dân tộc. Chúng ta phải có một chính sách thật nhân đạo, bảo đảm cho họ vững tin, khi họ biết dứt khoát quay về trong lòng dân tộc.

Tại sao Tổ tiên ta lại đi chọn con đường phù yểu ?

Sống theo lối phù yểu tức đương nhiên là chống lại kẻ mạnh, cường quyền ác bá... Đây là việc không dễ gì mà chống cho hiệu quả, lạng quạng chỉ rước hoạ vào thân, vì kẻ mạnh thường thì có quyền có thế lại lắm tiền, nên dễ thao túng mọi người, một chế độ chuyên chế thì quân đội đông, công an nhiều, vũ khí lắm, có nhiêu người a theo... Vậy chống kẻ mạnh là việc vô cùng khó khăn, nhưng nếu chống được là anh hùng vô địch. Tổ tiên đã là người hùng và vẫn muốn tất cả con cháu đời đời về sau đều làm người hùng, nên mới có những tên gọi cháu là “trai hùng gái đảm (lược)”.

Vậy cha ông ta dùng vũ khí và phương cách nào để chống lại ?

Thưa :

Tổ tiên ta đã sống theo tinh thần tả nhậm, Cụ Nguyễn Trãi đã tóm tắt và cụ thể hoá tinh thần đó trong Bình Ngô đại cáo, đó là :

“Lấy Đại Nghĩa để thắng Hung Tàn”
“Đem Chí Nhân mà thay Cường bạo”.

Đây là loại sức mạnh của không phải là Sắt Thép mà là của Nước, tức là “trong nhu có cương”, nên có thể “dĩ nhu thắng cương”, “dĩ nhược thắng cường”, là một thứ sức mạnh khá dẻo dai, khó bẻ gãy, không như sức mạnh của thép, tuy rất cứng nhưng dễ bẻ gãy hơn nước, và khi đã bị bẻ gãy thì khó lòng mà chắp nối lại được.

hân thuộc về tình, nghĩa thuộc về lý. Chí nhân và đại nghĩa chỉ có khi mọi người dân trong nước có cuộc sống Tình Lý tương tham.

Cuộc chiến tranh giữa Hữu và Tả nhậm là một cuộc chiến tranh liên lỉ hàng ngày hàng giờ hàng phút suốt tiến trình lịch sử của nhân loại, đây cũng là vấn đề của : Nhân Nghĩa thuộc Tình Lý và Hung tàn, Cường bạo của Duy Lý.

Ngày nay Việt Cộng để lộ rõ mồn một cái bộ mặt Hung Tàn và Cường bạo. Cái chính thể đen tối đó làm nổi bật lên đức sáng ngời “Chí Nhân và Đại Nghĩa” của Tổ tiên xưa.

Nhân là yêu mình và yêu người, chí nhân yêu mình yêu người và là yêu cả kẻ thù, có chí nhân thì mới khóa tay được kẻ thù không cho chúng tiếp tục theo con đường bạo ngược, hầu hồi tỉnh lại mà cải quá.

Đại nghĩa cũng thế : Nghĩa là bổn phận của mọi người phải làm để làm tốt mọi liên hệ kể cả với kẻ thù, làm cho kẻ thù run lên mà bái phục. Những cách đối xử với quân Minh bại trận của Tổ tiên ta đã nói lên cái Đại Nghĩa của chúng ta.

Có Nhân nghĩa thì có đầy Tình đủ Lý, con Hung tàn và Cường bạo chỉ là con đẻ của Duy Lý một chiều, chỉ có lý trí quỷ quyệt và gian manh : mầm loạn của xã hội !

Nếu mọi người đều quan tâm đem đạo vào đời sống hàng ngày nghĩa là ráng sống theo đường nhân nghĩa, và sống theo lối “mỗi người cho muôn người và muôn người cũng cho một người” thì bạo lực nào cũng chống nổi.

Tổ tiên Việt xưa đã chứng tỏ điều đó :

Các nữ lưu Việt như hai bà Trưng, bà Triệu... đã nêu cao gương oanh liệt đầu tiên trong lịch sử nước nhà, đó là những gái đảm. Còn Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung... đều là những trai hùng. Không phải chỉ có các vị đó, mà qua trường kỳ lịch sử, chúng ta còn có không biết bao nhiêu hùng gái đảm ngay trong lớp người nghèo khó và ít học, chẳng thế mà đã 6 lần nhân dân ta đã giáng cho những “hùng binh kiện tướng” của nòi Hoa Hán những đòn chí tử.

Nhưng, thiếu Nhân, Trí, Dũng thì chúng ta chẳng làm nên được trò trống gì!

Thánh Gandhi của Ấn độ cũng đã dùng bất bạo động để đẩy lùi quân thực dân Anh bằng con đường “Bất tranh nhi thiện thắng”, ngồi yên để triển khai sức mạnh của tình thương và công lý, tiếc thay Ngài đã bị phe “hữu nhậm” thảm sát !

Vậy chống bạo lực để làm gì ?

Dùng đến bạo lực là để thực hiện cướp bóc, muốn cướp bóc được thì phải dùng mưu gian và bạo lực để khóa tay đối phương lại mà tước đoạt : tước đoạt đất đai, con người, của cải, quyền thế, danh vọng, đàn bà...

Đã có nhiều rồi, mà còn muốn thêm nữa và thêm nữa, như vậy cần phải có nhiều mưu mô thủ đoạn. Cứ nhìn vào hành động của VC trong 7 thập niên qua thì rõ, họ đã giết không thương tiếc anh em đồng bào. Không có cái gì có thể lấy được mà không bày mưu vu gian để cướp đoạt, không có chỗ nào không phá, cái nguy hiểm nhất là phá nát luân thường đạo lý làm người mà Tổ tiên ta đã dày công xây dựng qua nhiều ngàn năm mới có được, nay còn dùng gian manh quỷ kế để tiêu diệt tinh thần tự chủ trong mọi con người để cho dễ bề thống trị.

Mầm mống chiến tranh và khổ đau của nhân loại là ở chỗ duy lý và bạo động này đây !.

Còn lối sống của Tổ tiên ta là lối sống nhân nghĩa, có tình có lý, có Ngũ thường là tiêu chuẩn để cho mọi người tu thân, có Ngũ luân là 5 tiêu chuẩn để mọi người y cứ mà ăn ở hoà thuận với nhau. (Ngũ Thường và Ngũ luân của Tổ tiên khác của người Tàu về bản chất, đã có bàn trong cuốn Văn hoá Thái hoà của Việt tộc )

Mầm mống căn bản của hoà bình cũng nằm trong Chữ Lễ. Lễ tức là Cung và Kính. Cung là trọng mình, Kính là trọng người. Khi đã trọng nhau không ai lại gây bất hoà và làm hại nhau. Chữ Lễ là đức tính phổ biến khắp cùng trong mọi lãnh vực đời sống của Tổ tiên Việt. Ở mỗi người là nhân hoà, ở trong trần thế, vũ trụ là thái hoà.

Còn Công giáo thì có “Bác ái và công bình” để lập nên trật tự an hoà cho trần thế.

Có bác ái thì không bao giờ làm thương tổn lân nhân từ sự nhỏ nhặt nhất, có công bình thì không đi chiếm đoạt một tơ hào của lân nhân. Đó là nền tảng của Hoà bình.

Tiếc thay ! Nhiều khi miệng chúng ta nói Bác ái và Hoà bình, nhưng tay chúng ta làm khác ! Có nhiều khi lời nói và việc làm của chúng ta chưa hợp nhất. Có khi chúng ta sống Đạo một nơi, Đời một nẻo khác !

Còn về Phật giáo thì có “Bi, Trí, Dũng, Từ bi, Hỷ xả” cũng là yêu thương và tha thứ.

Đây cũng là phương thế hay để lập hoà bình. Tinh thần này thật rực rỡ trong thời nhà Lý !

Vậy mục tiêu của chúng ta là lập lại nền Hoà Bình cho đất nước, để cho mọi người được hưởng hạnh phúc ấm no.

Với động cơ hận thù, Việt cộng đã hăm hở xây dựng thiên đàng trần gian với chiến lược đấu tranh giai cấpchiến thuật lưu manh quốc tế, nên đưa đến tại họa cho nước nhà, do đó “trúc Nam sơn không ghi hết tội, nước Nam Hải chẳng rửa sạch mùi”!

Thể theo di chỉ của tổ tiên Việt, một số anh em làm văn hoá ở nước ngoài có ra bản tuyên bố sau đây để tỏ rõ lập trường của mình trước hiện tình của Đất Nước:

Tuyên bố của Tộc An Việt toàn cầu,

ỦNG HỘ TUYÊN NGÔN TỰ DO DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM 2006
của 118 nhà đấu tranh dân chủ quốc nội Việt Nam

Kính thưa đồng bào trong và ngoài nước.

“Đạo mất trước, nước mất sau", Đó là lời dạy của tiền nhân để lại cho chúng ta.

Đạo của dân tộc là ĐẠO LÀM NGƯỜI. Mất đạo là mất hồn người. Mất đạo thì con người trở nên vô hồn vô hướng. Tuy còn sống nhưng chỉ là những kẻ nô lệ, đã đánh mất quyền làm chủ đời mình, gia đình mình, đất nước mình. Mất đạo là đánh mất hồn thiêng sông núi, sống tách rời với nguồn mạch sống luân lưu trong hồn con dân Việt từ ngàn đời nay. Cái hồn đó đã tạo ra không biết bao nhiêu trai hùng gái đảm nhờ đó cha ông ta mới giữ được non sông gấm vóc ngày nay.

Nhưng than ơi, trải qua hơn một ngàn măm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, năm mươi năm điên đảo giặc Hồ, nhân dân ta đã phải chịu đựng không biết bao nhiêu quốc nạn, quốc nhục do trước hết là nô lệ tư tưởng, suy đồi về đạo đức, băng hoại về xã hội. sau là áp bức bóc lột. Hồn nước đã trở thành làn mây cháo lú phục vụ cho tư tưởng ngoại lai. Độc hại nhất là tư tưởng duy vật Mác Lê.

Nước Việt còn đó nhưng quyền làm chủ vận mệnh mình, gia đình mình, đất nước mình thì quả nhiên không còn.

Nếu mất nước vào tay ngoại bang mà hồn nước vẫn còn như dân tộc Do Thái thì việc khôi phục không mấy khó khăn.

Nhưng nay chính người Việt làm nô lệ cho ngoại bang đàn áp dân tộc mình bằng những thủ đoạn tinh vi tàn ác thì không còn gì đau đớn sỉ nhục, nguy hại hơn.

May thay, chúng ta vẫn còn có những con dân Việt tại quốc nội dám dóng lên tiếng kêu đứt ruột đòi lại Tự Do Dân Chủ cho toàn dân không kể những hiểm nguy đê hèn đang chờ ập đến. Họ quả là những trai hùng gái đảm của thời cuộc !

Muốn được làm người cho đúng nghĩa thì con người phải có ăn, được nói và có cuộc sống tâm linh tràn đầy. Có ăn để không bị lệ thuộc vào bất cứ ai thì mới giữ được nhân phẩm. Được nói để bày tỏ những ước vọng tốt đẹp sâu xa của con người tự do và có một cuộc sống tâm linh trong hố thẳm muôn trùng của cõi lòng, thì đó là nền tảng của Đạo Việt là Nhân Chủ, Thái Hòa và Tâm Linh. Thiếu những nền tảng đó, con người chỉ còn là nô lệ.

Chúng tôi, những con dân Việt ở hải ngoại, đã cảm thấy nỗi khổ nước mất nhà tan. Hàng ngày nhận được toàn những tin đứt ruột do hơn hai triệu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đàn áp hơn tám mươi triệu đồng bào ruột thịt.

Thật là một nghịch lý lớn lao !

Muốn phá vỡ nghịch lý đó thì mỗi người Việt trong cũng như ngoài nước phải bừng tỉnh cơn mê nô lệ, xóa tan nỗi khiếp sợ làm kiếp ngựa trâu, cùng nhau dóng lên tiếng nói đòi lại quyền làm người cho mọi người.

Chúng tôi xác nhận một cách có ý thức rằng, ba triệu người Việt ở hải ngoại là anh em cùng bọc Mẹ với hơn tám mươi triệu người Việt trong nước. Rằng chúng ta là dòng dõi của Con Rồng cháu Tiên, của giống nòi Chí nhân và Đai Nghĩa cùng yêu thương và tranh đấu cho lẽ phải được làm người Việt Nam viên mãn.

Chúng tôi hết lòng cảm phục và ủng hộ những hành động can trường của 118 trai hùng gái đảm đã dóng lên tiếng nói đòi Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam.

Chúng tôi mong mỏi toàn dân Việt Nam “đừng sợ”. Hãy cất cao tiếng nói của mình để giải thoát cho đồng bào ra khỏi kiếp ngựa trâu trong hòa bình và bất bạo động.

Là những người làm văn hóa, chúng tôi không làm chính trị theo nghĩa nắm chính quyền. Chúng tôi làm chính trị công dân, nghĩa là có bổn phận tranh đấu cho đời sống của con người phù hợp với nền văn hóa Nhân Chủ, Thái Hòa và Tâm Linh của Tổ tiên Việt.

Thay mặt TỘC AN-VIỆT TOÀN CẦU,

Trần Quí Minh

Địa chỉ liên lạc Anviet-Houston@Yahoogroups.com
Văn phòng thường trực: Anvietuk@Aol.com

*******************************************************

Phương cách làm phát triền
“Bác Ái và Công Bằng”, “Bi, Trí, Dũng”
cũng như “Chí Nhân và Đại Nghĩa”

Nước Việt Nam là nước có nhìều tôn giáo : nhiều phái Phật giáo, Công giáo, nhiều phái Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Nho giáo (chưa phải là tôn giáo đúng nghĩa)... Đây là những giáo hội chuyên về đời sống tâm linh, chăm lo đời sống tinh thần cho dân tộc :

Muốn có “công bằng và bác ái” thì người giáo dân Công giáo cũng như Tin Lành phải tìm vể với Chuá, vì Chúa là tình yêu, nguồn chân lý và sức mạnh. Chúa cho biết rằng Chúa ở trong lòng mọi người, mỗi người là một đền Chúa ngự. Tin Chúa luôn hiện diện trong mình thì không bao giờ mình dám làm điểu bất công, bất nhân, và bao giờ cũng được Chúa sáng soi nên bớt lỗi lầm. Tìm về trong Chúa để được truyền sức mạnh của tình yêu và ánh sáng của chân lý, nhưng như thế mà vẫn chưa đủ, mà còn phải đem những nguồn sức sống có được vào đời để làm hoàn thiện lại trật tự trần thế. Phải làm sao cho xã hội là nơi mọi con người có đời sống xứng với nhân phẩm của mình và cũng là môi trường thuận lợi để sống đời sống đức tin triển nở, có thề mới hoàn thiện được trật tự trần thế.

Vì có “hoàn thiện được trật tự trần thế” thì khi đó mới có một bảo đảm chắc chắn cho sự sống đời sau. Chắc Chúa không bao giờ đón nhận những người con chiên chỉ biết đọc cho nhiều kinh và đi xem nhiều lễ, mà không đem thực hiện công bình bác ái vào đời sống hàng ngày, vì đó mới chì là những thứ cần nhưng hoàn toàn chưa đủ, chỉ mới có hình thức mà chưa có nội dung của cuộc sống đạo.

Cuộc sống phản chứng cùng trình độ giáo lý thấp kém của giáo dân trở thành môi trường thận lợi cho chủ nghĩa duy vật vô thần quật lại đạo Chúa.

Còn Tổ tiên Việt thì bảo “Thiên lý tại nhân tâm”, nghĩa là thiên lý ở trong lòng người.

Muốn nhận ra Thiên lý không thể tìm ở ngoài mà ở trong con người.

Con người ta không những có cái Ta vòng ngoài là con người Tiểu ngã, mà còn có cái Ta vòng trong gọi là con Người Đại ngã tâm linh. Nhưng khi sống ở trần thế ít khi con người Tiểu ngã nhận ra con người Đại ngã, vì cuộc sống của hai con người đi ngược chiều với nhau : Con người Tiểu Ngã đi ra vòng ngoài, vòng thế sự, mà con người Đại ngã đi vào vòng trong, vòng Tâm linh. Sứ mạng của con người là phải nhận ra con người Đại ngã đó. Biết sống theo ý, tình, chí đầy đủ dẫn tới phút giao thoa giữa hai con người.

Tư tưởng vũ trụ quan động đong đưa giữa hai thái cực “Có không; không có” làm cho mọi sự trở nên tương đối vô thường, giúp cho tâm hồn đi đến coi nhẹ mọi cái ở đời này. Đó là con đường rất tốt để đi vào đời sống tâm linh.

Vì thế mà có những phép xả bỏ toạ vong : Xả bỏ là làm cho tâm hồn thanh thoát, không để nó bấu víu vào đời. Toạ vong của Nhan Hồi là ngồi mà quên đi, quên hết dĩ vãng, quên cả lo âu về tương lai để cho tâm hồn lắng đọng đặng trở nên trống rỗng, dọn chỗ cho sự nhô lên của Tâm linh.

Vì vậy muốn tìm về thiên lý thì hãy ngồi yên lặng, quên bớt sự đời cho lòng dục lắng xuống mà “đôn hồ nhân, cố năng ái” nghĩa là làm đôn hậu tình người, mà ra sức yêu thương hết tất cả mọi người, và cũng để tiếp cận với chân lý với vô biên.

Đây là phương cách hay nhất để diệt trừ mầm bạo động trong lòng mỗi người.

Lý do là những khát vọng sâu thẳm của con người là vô biên, là những giá trị Chân Thiện, Mỹ, không thể tìm kiếm được trong việc thủ đắc vật chất ngoài đời.

Khốn nỗi, khi vào đời trực diện với lợi, danh, sắc dục thì lòng ham muốn càng tăng, cứ lầm tường càng thủ đắc để càng được thoả mãn, Nhưng khốn nỗi nhân dục vô nhai càng chiếm đoạt càng khát khao, càng khát khao lại cố chiếm đoạt thêm, nên càng lao vào vòng tội lỗi. Tần Thuỷ Hoàng là một ví dụ ngày xưa, Việt cộng độc đảng toàn trị là thì dụ ngày nay, mà đa số chúng ta đã được nếm mùi cay đắng.

Việt Cộng là bàn tay nối dài có gốc từ Tần Thuỷ Hoàng qua Hán, Tấn, Nguyên, Minh Thanh, Trung cộng.

Tiền tài của cải danh vọng chiếm đoạt được của họ chỉ có một thời nhưng tội ác, hại dân, hại nước, tiếng xấu và nỗi sỉ nhục của họ lưu lại muôn đời !

Đó là chưa nói đền tai họa đeo đẳng theo sau sự suy tàn sụp đổ của họ !

Còn đạo Phật thì ngồi thiền để cho cõi lòng lắng lại, vén màn vô minh để giác ngộ, để bỏ bến Mê qua bờ bến Giác, giải thoát con người ra khỏi khổ đau.

Cái lầm to lớn của nhân lọai là cố chiếm những thừ hữu hạn để mong thoả mản khát vọng vô biên !

Một cuộc tìm kiếm hạnh phúc lạc đường trái nẻo, chỉ gieo tai họa vô bờ cho nhân loại !

Tóm lại tuy những phương cách trình bày trên xem ra có khác nhau, nhưng tưu trung mọi nẻo đường của các tôn giáo đều dẫn về La mã : phục vụ con người toàn diện.

Nguyên nhân sai lầm căn bản về phía chúng ta.

Đây là một ý kiến tôi nêu lên với ý tưởng vô cùng dè đạt, vì là điều chẳng đặng đừng.

Chúng ta có những giá trị của các tôn giáo thật cao cả, cũng như tinh thần của Tổ tiên xưa cũng rất siêu việt.

Nhưng tại sao chúng ta lại lâm vào cảnh phân hoá ngày nay, một tình thế khó mà vượt qua nổi : Đạo cũng chẳng giúp ích gì cho đời bao nhiêu và Đời cũng ngày càng xa Đạo.

Về phía tôn giáo thì hình như một số lớn chúng ta mặc nhiên quan niệm đạo là Đạo, Đời là đời. Hai thực thể không gắn bó khăng khít với nhau, vì thế nên đời thiếu đạo, mà “Đạo mất trước thì nước mất sau” kể cả đạo các tôn giáo cũng như đạo làm người của Tổ tiên xưa.

Có lẽ chúng ta bị ảnh hưởng của triết học Tây phương qua nguyên lý đồng nhất :

A=A, A tách riêng biệt lập với B, C... Vì vậy mà có quan niệm Đạo là Đạo, Đời là Đời. Đạo và Đời không khăng khít với nhau.

Còn bên Đông phương thì có quan niệm “Nhất nguyên lưỡng cực”. Mọi sự vật đều chứa hai yếu tố âm dương trái ngược nhau, tuy chống đối với nhau nhưng lại hoà hợp được với nhau để tạo nên một thế quân bình động, biến đổi luôn luôn, nên tất cả hiện tượng đều tương đối, thay đổi, uyển chuyển, nên vô thường, không có quan niệm tuyệt đối cứng nhắc như bên Tây phương.

Vì thế cho nên Đạo với Đời tuy hai mà một : trong Đời có Đạo và trong Đạo có Đời. Đạo thuộc âm, thuộc về tinh thần, thuộc tình, Đời thuộc về dương, vật chất, thuộc về lý.

Đạo thì thanh, Đời thì trọc, nhưng hai yếu tố khăng khít với nhau làm nên con người. Đời thuộc thề sự, Đạo thuộc tâm linh. Nếu đời thiếu Đạo thì Đời mất hướng, Đạo thiếu Đời thì thiếu mội trường tu dưỡng, Đạo không luyện Đời thì Đời tục không thể thanh. Đạo xa đời làm cho đức tin khô héo, đức tin nếu cứ héo dần, đó là đức tin chết, vì không bén rễ vào môi trường sống xã hội, lại nữa, Đạo chỉ nhắm tới cuộc sống đời sau là môi trường chưa có trong trần thế này, nên sức sống đâu được viên mãn.

Nếu chúng ta đi sâu vào lòng dân tộc, đem tinh thần đạo sống theo sự nổi trôi, thăng trầm của đất nước, những thử thách đó làm cho lòng đạo trưởng thành, cuộc sống đạo tràn dâng, giúp cuộc sống trần thế đấy bác ái và công bằng (tình và lý), đời sống con người được cân bằng, sống hoà thuận với nhau, thì xã hội yên vui.

Nếu ta đem đời sống đức tin vào đời làm cho đời tốt đẹp hơn, tức là ta đã làm theo ý cuả Cha ta trên trời, đó là môt bảo đảm cho cuộc sống đời sau.

Còn một hiện tượng khác cũng khá quan trọng, khi chúng ta học cao, đậu đạt bằng cấp Tây phương đầy mình,ta thường vô tình đứng trên và đứng ngoài lòng dân tộc. Đứng trên trông xuống và ngoài xa trông vào thì ta chỉ là những con người bàng quan, không mấy thiết tha đến vận mệnh của đất nước, không thấu hiểu được nỗi khổ đau nhọc nhằn của đồng bào. Thành công thì hay, mà nếu có thất bại ta cũng có lối thoát riêng.

Có lẽ cái lối sống Đạo không đem vào đời cũng như khi phục vụ quốc gia mà ta không đi vào lòng dân tộc, sống chết với mọi người dân, thì chúng ta cứ loay hoay hoài mà không có lối ra khỏi bế tắc. Dân thiếu người lãnh đạo đích thực, Đạo thiếu mồi trường để phát triển để trưởng thành, Đời Đạo cứ thế mà hao mòn đi !

Các vị cao tăng đời Lý đã có công khai sáng ra nhà Lý và giúp nhà Lý đã đóng góp nhiều cho nền móng quốc gia của Việt Nam.

Các Nho sĩ Việt Nam các đời Trần, Lê cũng đã gắn chặt với vận hệ của đất nước, đã ghi nên những trang sử oai hùng.

Khi Quân Nhật tràn vào miền Bắc Việt Nam, tuy bị an trí ở Huế, lòng Cụ Phan Bội Châu đã quặn thắt, kêu la thảm thiết. Cả đời Cụ gắn bó không rời với vận mạng nổi trôi của đất nước cùng với những khổ đau của nhân dân!

Cuộc sống thiết tha với Đạo với Đời của Cụ Nguyễn Trường Tộ là một gương sáng chói lọi cho chúng ta soi chung.

Cứ xem cách hành xử của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi Công đoàn Đoàn kết Ba lan bị Cộng sản uy hiếp, Ngài tuyên bố sẽ từ chức Giáo Hoàng về đấu tranh với dân Ba Lan. Lòng ngài không rời xa vận hệ của dân tộc Ba Lan !

Các vị trong “Phong Trào Tự Do Dân chủ” hiện nay trong nước đang nối gót Tổ tiên đi trên con đường chính thống của Dân tộc.

Phước hạnh thay !

...

Phương cách cải tạo trật tự trần thế.

Ông Meacham, chủ bút của tờ Newsweek đã viết trong cuốn American Gospel : “God, the Founding Fathers, and the making of a nation. He argues that the Founders tied basic Human right to the divinity of God, so that no man, even a king or a president, could take those freedoom away”. Meacham còn tiếp : “You can separate church from state, but you can’t separate religion from politics”.

Nhờ cách đem đạo vào đời bằng cách đem tinh thần Thánh kinh vào trong các cơ chế tổ chức xã hội, mà chỉ mới 200 năm, tinh thần đó đã đưa nền văn minh nước Mỹ đứng vào hàng đầu thế giới, đành rằng không phải là xã hội Mỹ không có nhiều khuyết điểm.

Còn Cha ông Ta thì bảo “Đạo mất trườc nước mất sau”. “Đạo là gốc của nước”, mất đạo là mất nhân đạo, mất nhân đạo thì đối xử với người với anh em đồng bào như súc vật, tất sẽ gây rối loạn, nên làm mất nước. Gốc của đạo là những cái rất giản đơn nhưng vô cùng thiết thân cho mọi con người, đó là quyền “có ăn và được nói”. “Có ăn”, để không lệ thuộc vào ai mới bảo toàn được nhân phẩm, “được nói” những lời nói từ lương tâm về những khát vọng sâu thẳm và tốt đẹp nhất của con người thì mới thật là tự do. Chế độ công điền công thổ và thể chế “phép vua thua lệ làng” của Tổ tiên xưa đã có gần 5000 năm nay tuy rất đơn sơ, nhưng bảo đảm được hai quyền căn bản đó.

Tuy ở mức độ thô sơ của đời sống nông nghiệp, Cha ông Tổ tiên ta đã thực hiện điều đó chừng 5000 năm rồi mà thế giới Tây phương đến nay cũng chưa hoàn thành.

Mỗi công dân hay mỗi giáo dân, giáo hữu các tôn giáo khi ra sống ở trần thế thiết tưởng cần nắm làm lòng những nguyên tắc trên, vì không có tử tưởng chủ đạo nằm lòng thì không thể làm được việc tốt và thường khi lại sai đường.

Vì thế mà trong bất cứ cơ chế nào của người Mỹ cũng thể hiện tinh thần đạo lý ở trong. Cũng vậy, những nhà làm chính trị chuyên nghiệp cũng như mỗi người dân Việt Nam mà không bám chặt vào gốc văn hóa tốt thì chỉ là làm ngọn, làm phất phơ, nên thường không đưa đến thành công, hay chỉ thâu được kết qủa chóng vánh.

Thường thì người ta hay lẫn lộn chính trị chuyên nghiệp với chính trị công dân của mỗi người, lại nữa làm chính trị kiẻu salon, không biết lấy dân làm gốc để phục vụ, phục vụ cho hạnh phúc con người, thì nền chính trị đó chỉ là tà trị. Thấy các chính thể cứ liên tiếp toàn là tà trị, nên khi nói đến chính trị thì ai cũng dẻ bỉu chê bai và xa lánh !

Ngày nay chính trị đã bao trùm nhiều lãnh vực, nhiều khi khống chế các ngành khác, nên không có nền chính trị tốt thì mọi ngành như văn hoá, giáo dục, xã hội... đều không những không đem lại lợi ích cho con người, và còn làm hại con Người. Nền chính trị phải bắt nguồn từ gốc văn hoá tốt thì mới có thể phục vụ được con người.

Cái ưu và khuyết điểm của người Mỹ là đem tinh thần Thánh Kinh kết hợp với tinh thần thực tiễn (pragmatism) của khoa học kỹ thuật vào việc xây dựng xã hội. Nhờ tinh thần tích cực này mà trong 200 năm nước Mỹ đã bước được những bước khổng lồ, đem đời sống vật chất con người lên hàng đầu thế giới,nhưng tinh thần thực tiễn cũng là con dao sắc hai lưỡi, nếu tinh thần thực tiễn mà bị lạm dụng thì con người sẽ vong thân và đánh mất tình người.

Vì ham quyền lợi vật chất quá mà có người làm hai ba jobs quên cả cuộc sống của mình, gia đình mình, lại nữa sống theo tinh thần ham tiện lợi đã quen, đến khi thấy bất tiện có một số người đổi thay ngay, không mảy may quan tâm đến tình, đến đạo lý làm người. Henry Kissinger là tiêu biểu.

Cha ông chúng ta thường chê cảnh “thượng hạ giao tranh lợi”, nhưng không làm việc cho có lợi thì không nâng cao được mực sống, các phương diện khác cũng trì trệ, nhưng nếu ham lợi quá mà không có cái thắng nhân nghĩa mà tranh giành nhau quá thì xã hội lại loạn lạc!

Còn về phần chúng ta vì bị đô hộ và ngoại xâm, bị vây khổn trong thôn trang với nghề nông nên cứ bị cái khó bó cái khôn. Không đủ ăn dư mặc thì văn hoá và những ngành khác không phát triền được. Phải phát triển kinh tế và văn hoá cùng một lúc thì mới có những bước tiến vững chắc. Dùng tinh thần khoa học thực tiễn để làm cho kinh tế phát triển, tìm ra nhiều của cải, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, mặt khác phải nâng cao trình độ văn hoá để mọi người biết chung sức xây dựng đất nước đồng thời biết chia sẻ và sống hoà thuận với nhau. Nếu không lấy văn hoá làm gốc, mà chỉ phát triển kinh tế thôi, thì sẽ sinh ra cảnh tương tranh tương đố, mọi công trình xây dựng do đó lại đem đổ xuống sông!

Có nhiều nước đã cóp hiến pháp của Mỹ, cũng như bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, nhưng chỉ cóp được cái vỏ, cái bản văn, mà không hiểu thấu bản chất chủ đạo của nó nên khó lòng mà vươn lên được. Hồ Chí Minh cũng cóp ít câu của hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng chẳng những không vươn lên được, mà còn sa xuống hố sâu vực thẳm.

Vài điều tra vấn lương tâm của con người Việt Nam

Đối với giáo dân của công giáo (cũng như Tin Lành) : Ta thấy hiến chương của Chúa Yêsu đã được rao giảng hơn 2000 năm nay, công việc cải tạo trật tự trần thế của Giáo dân đã được Công đồng Vatican II ban bố hơn 40 năm nay.

Nhìn vào tình trạng Việt Nam hiện nay, ta thấy những người được Chúa Yêsu chúc phúc là hơn 80 triệu nhân dân đau khổ Việt Nam, 6-7 triệu người công giáo có thể thuộc vào những người có phúc, nếu là môn đệ đích thực của Chúa Yêsu.

Còn những kẻ mang hoạ lại là hơn 2 triệu Cộng đảng đang phè phỡn trên xương máu và khổ đau của toàn dân Việt.

Chúng ta đã có một Giáo hội có tổ chức tuy đơn sơ nhưng khá chặt chẽ, chúng ta đã có những bản tuyên ngôn tuyệt vời, chúng ta đã có Ủy Ban công lý và Hoà Bình soi đường chỉ lối.

Nhưng trong đời sống xã hội của những con người công giáo chúng ta chưa thấy có dấu chỉ trần thế nào được cải tạo đáng khích lệ, điều này làm cho chúng ta lo lắng về tiền đồ của Giáo hội và số phận của mỗi chúng ta.

Tôi không dám đề cập đến công việc của hàng Giáo phẩm, vì mình không ở vào vị thế cao và đảm nhiệm trọng trách như các Ngài, mình không hiểu thấu được mọi sự cho chu đáo, nhưng mình không khỏi phân vân về nhiệm vụ trần thế của mình cũng như lân nhân của mình.

Đành rằng mình phải làm nhiệm vụ mình trước và sửa đổi mình trước, rồi mới mong những người khác làm theo, để rồi mọi người cùng làm.

Thực ra công việc của Giáo hôi công giáo không thể chỉ có hàng Giáo phẩm hay chỉ hàng Giáo dân làm, mà phải mọi người cùng làm, không trừ môt ai.

Công việc vô cùng khó khăn nhưng là khả thi. Khó khăn là bước đầu, vì vạn sự khởi đầu nan, nan là vì làm sao để cho được mọi người cùng hiểu cùng làm.

Muốn làm công việc của một nước, thì không những những người công giáo đều làm, các người tôn giáo khác cùng làm hay tổng quát là mọi người dân Việt Nam đều làm.

Cuộc chạy đua trong việc cải tạo trật tự trần thế cũng như hành trình về nước Trời là cuộc chạy đua hàng ngang, không thể thiếu mặt một con chiên lạc đàn nào.

Câu hỏi : Chúng ta đã bắt đầu chưa, từ đâu và với những ai ? Đây là một tra vấn lương tâm của mọi người công giáo trước mặt Chúa !

Cho đến bao giờ thì chúng ta mới thấy, nghe, hiểu thấu những nỗi oan khiên của dân tộc Việt Nam đây ?

Kẻ trước người sau, kẻ nhiều người ít, chúng ta hảy bắt tay ngay vào những việc nào trong tầm tay với của chúng ta đi.

Cầu xin Chúa soi sáng đường lối và ban ơn sức mạnh làm việc cho mỗi chúng ta.

Đối với giáo hữu của đạo Phật nói chung : Mỗi giáo hữu ít nhiều đều có đức tính quý báu là Bi, Trí, Dũng. Số giáo hữu hay Phật tử khá đông, trước cám cảnh của con dân đất nước, chúng ta không ra tay hay sao ? Bi, Trí, Dũng của chúng ta để đâu ?

Các giáo hữu các tôn giáo khác cũng vậy. Đất nước đang gào thét về sự khiếm diện của đa số chúng ta !

Chúng ta có nối vòng tay lớn mới bao khắp được mọi miền của đất nước.

Vấn đề của mọi con dân Việt

Nếu chúng ta, mọi con dân Việt Nam, bao lâu chưa tìm ra điểm quy tụ chung và một đường hướng xây dựng chung về con người và xã hội, thì mọi hoạt động chạy quanh chỉ là công việc của dã tràng xe cát biển đông mà thôi !

Chúng ta chỉ quẩn quanh trong tình trạng phân hoá và vô hồn vô hướng.

Là một chất gia, là một xất phu tôi cảm thấy phải đóng góp phần nhỏ nhoi của mình cho đất nước đang trong cơn nguy khốn, tôi mạo muội có mấy ý thô thiển sau :

1- Điểm quy tụ chung. Như trên đã nói, Công giáo, Tin Lành, Phật giáo, Hoà hảo, Cao Đài và Nho giáo... đều tin vào những giá trị cao đẹp, tuy tên gọi có khác nhau, nhưng nội dung có nhiểu điểm tương đồng : Công giáo, Tin Lành thì có công bình, bác ái; Phật giáo, Hoà Hảo, Cao Đài thì có Bi, Trí, Dũng; Nho giáo thì có Nhân, Trí, Dũng, các tôn giáo khác cũng vậy. Đây là những giá trị tinh thần có tính cách phổ biến, nên ai cũng chia sẻ được. Nếu có điều ngộ nhận hay chưa hiều nhau, ta có thể ngồi xuống mà đối thoại, lắng tai nghe quan điểm của nhau để đi đến một đồng thuận hấu đem lại lợi ích cho con người. cho đất nước.

Tuy có khác nhau nhưng đây vẫn là điểm quy tụ chung về Tâm Linh:
CÁI GỐC CỦA CON NGƯỜI.

Ngoài điểm riêng chung đó ta còn có chỗ đứng chung cho toàn dân tộc, đó là Mẹ (Âu Cơ) non Nhân, Cha (Lạc Long) nước Trí, con (Hùng vương) Hùng Dũng.

Đây là gốc Tổ, là điểm đoàn tụ chung của mọi con dân Việt, chắc không một ngưòi Việt Nam nào phủ nhận cái gốc quý báo này:
CÁI GỐC CỦA DÂN TỘC

Dầu tạm thời chúng ta có đoàn kết được, nhưng thiếu chỗ đứng chung, không chóng thì chầy, chúng ta sẽ đi vào con đường phân hoá, nhất là trong chế độ tự do dân chủ.

May mắn thay chúng ta tuy có nhiều tôn giáo, nhưng vẫn có những điểm chung. Nếu cùng nhau bám chặt vào gốc Tổ chung đó thì tránh được nạn phân hoá.

2- Đích điểm phục vụ chung. Con người là khởi điểm cũng là đích điểm để cho mọi thành phần khác nhau trong xã hội trong công cuộc phục vụ con người.

Lấy xã hội, tôn giáo để phục vụ con người, chứ không ngược lại.

Cộng sản khống chế con người, bắt con người phục vụ cho một xã hội không tưởng, nên đã nghiền nát con người !

3- Cách phục vụ riêng. Mỗi tôn giáo đều có cách phục vụ riêng của mình bằng cách hăng hái đem tinh tuý của đạo giáo mình để phục vụ con người nơi đây, bây giờ và cả đời sau, nhất là những người nghèo, kém may mắn.

Việc phục vụ tốt con người là bảo đảm vững chắc cho con đường truyền bá tôn giáo, tôn giáo nào phục vụ tốt tất được nhiều người theo, giáo hội sẽ đó đâm chồi nảy lộc.

Thiết nghĩ làm việc tốt cho đới này cũng sẽ có đảm bảo cho đời sau..

Đừng sợ sa lầy nơi trần thế, nếu ta biết bám chặt vào con đường tâm linh. Sợ sa lầy nơi trần thế, mà bất động, thì đời sống tâm linh chúng ta không triển nở được, không triển nở được thì dật lùi, mà dật lùi thì đức tin sẽ khô héo. Có đức tin sống động thì ta mới đem Đạo vào đời có hiệu quả và mới sống hoà thuận với nhau được.

4- Vị trí của mỗi người, mỗi đoàn thể. Tuy trong xã hội có nhiều đấng bậc khác nhau trong nhiều tôn giáo, trong nhiều đoàn thể khác nhau, nhưng ai cũng là dân Việt Nam, ai cũng nói là phục vụ dân tộc, nhưng nếu cứ đứng trên hay đứng ngoài dân tộc thì không thể phục vụ dân tộc được. Những người ở vị trí cao, trách vụ nặng nề thì nên hành xử ở vị thế thấp nhất. Các vị chức sắc tôn giào có là kẻ rửa chân cho anh em, các vị trong chính quyền là công bộc của nhân dân, thì công việc phục vụ mới đem lại hiệu quả.

Bỏ vị trí đó thì thiếu đòn bẩy: thiếu đòn bẩy tâm linh thì lấy gì đẩy tinh thần mọi người tiến lên, thiếu kế hoạch hữu hiệu về công việc trần thế thì không thể làm cho xã hội tiến bộ được. Do đó mà việc xây dựng con người và xã hội không thành. Đừng đi vào lối “Thượng bất chính để hạ tác loạn” cũng như chỉ có Đạo Nói mà không có Đạo Làm, chính quyền đừng có những kế hoạch kêu, mà thực tế thì toàn là chính sách rỗng, mà cần có những kế hoạch cụ thể nhằm trước tiên vào quyền được ăn và được nói của con Nnười, để nâng cao dân sinh dân trí lần lần.

Hiện tình của đất nước.

Qua bao nhiêu thế kỷ, nhân dân chúng ta đã bị giặc Tàu, giặc Tây làm cho ngóc đầu không nổi, lại mấy thập niên nay nữa, Việt cộng đã phá nát cơ đồ của Tổ tiên, từ vật chất đến tinh thần, mọi thứ đều phá sản. Cảnh phân hoá tràn lan, mà phân hoá sẽ đưa đến thoái hoá, nếu thoái hoá mà không được sửa chữa sẽ đi đến suy vong.

Muốn sửa lại tình trạng trên thì ta phải có những con người tốt (đức) và giỏi (tài).

Người các tôn giáo thì phải học hỏi đi sâu vào tinh tuý của đạo mình mới mong đem đạo để cứu đời, nếu không cứu đời thì đạo trở nên vô dụng. Các giáo dân không sống theo công lý và hoà bình thì dầu có chăm đi lễ và đọc kinh mấy chắc Chúa chẳng biết họ là ai! Các Phật tử chẳng sống theo tinh thần Bi, Trí, Dũng thì làm sao biết tự thắp đuốc mà đi vào con đường khai ngộ. Các tôn giáo khác cũng vậy mà thôi.

Đây là tôi có ý đề cập chung cho tất cả mọi người, vì bổn phận đối với đất nước là trách nhiệm chung.

Ngày nay các phong trào vô thần, phong trào sống phóng túng theo đà của thế kỷ thông tin truyền lan rất mạnh, nếu các tín đồ các tôn giáo mà không được học hỏi thêm để nâng cao trình độ tín lý hầu phát triển đức tin, cũng như sống cuộc sống phản chứng, thì bị họ đẩy lui một cách dễ dàng.

Châu Âu và nhiều nơi trên thế giới đang ở trong tình trạng suy đồi đó.

Chúng ta đừng tưởng cứ nhìn vào các giáo dân, giáo hữu siêng năng cầu kinh và xem lễ là thoả mãn, đó chỉ mới là hiện tượng tuy cần, nhưng mà thiếu thực chất thì chưa đủ. Nếu cho đó là đức tin, thì cũng chỉ là đức tin chết. Đức tin chết biến mình thành kẻ điếc, mù và câm.

Hèn kém về đức tin cũng như mù tịt về quyền sống làm người là mồi ngon, là đất sống cho làn sóng duy vật vô thần và nếp sống buông thả !

Con dân Việt Nam cũng vậy, nếu không có giáo đục đại chúng theo nền văn hoá thái hoà của Tổ tiên thì làm sao nâng được dân trí, cải tiến dân sinh, hai mục tiêu này liên hệ chặt chẽ với nhau.

Nếu tất cả dân Việt Nam đều hiểu rõ ràng mình đang còn ở trong giấc mê nô lệ và mình có vô số quyền sống mà mình chẳng biết tới, nên mới để cho người ta chiếm đoạt. Khi quyền sống bị chiếm đoạt thì mình trở thành nô lệ.

Bị đè nén, bị nô lệ mà cứ im thin thít mãi, mọi người không cùng la lên được tiếng thét oai hùng, phỏng có còn là những trai hùng gái đảm nữa không, khi ra đi về chốn vĩnh hằng có dám nhìn mặt Tổ tiên nữa không ?

Còn có hàng đàn cháu lú, thì ta hỏi rằng những chú khôn của chúng ở đâu ?

Không phải chúng ta chỉ dật sập cho được chế độ độc tài toàn trị CS là xong, rồi sao chép bản Hiến Pháp của Hoa Kỳ, hay tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền... là bắt tay vào việc xây đựng được nước ngay, trước khi chép các bản đó ta phải lãnh hội được tinh thần nằm trong cấu tạo ra các bản đó thì mới mong hữu dụng.

Tiên vàn chúng ta phải làm sao xây dựng lại con người và có một mô thức xây dựng xã hội làm môi trường thuận lợi cho mọi con dân Việt có đời sống xứng với nhân phẩm. Tất nhiên nhân tài tứ phương sẽ đổ về xây dựng đất nước.

Ngày nay con dân ta đã có mặt khắp hoàn cầu đã học được nhiều cái hay cái tốt về khoa học kỹ thuật cũng như phương thức tổ chức và quản trị hành chánh...

Đem tinh thần của Đông phương kết hợp với khoa học kỹ thuật của Tây phương thì nhất định chúng ta có thể cứu dân tôc thoát ra khỏi cành suy vong như hiện nay.

1- Xây dựng con người.

Việc trước tiên là xây dựng cho được con người : con người Tự chủ, Tự lực, Tự cường,

Đây là con người Nhân chủ. Không tự chủ được thì không làm chủ được mình, gia đình mình, đất nước mình, mà chỉ làm nô lệ khắp nơi mọi chốn!

Con người Nhân chủ là con người lưỡng thê, một mặt hướng ngoại đi ra trần thế học hỏi về Khoa học nhân văn và khoa học kỹ thuật để nâng cao đời sống tinh thần và vật chầt, đây là phần kém cõi nhất của người Á Đông, mặt khác phải hướng nội làm phát triển đời sống tâm linh, để trong đời sống “có Trời mà cũng có ta “, có tình sâu và nghĩa nặng.

Con Người muốn đóng vai nhân chủ thì luôn luôn phải tự lực. Tự lực để tồn tại và phát triển. Tự lực cũng chưa đủ, vì khi gặp nghịch cảnh, có nguy cơ đến tính mệnh hay vận hệ quốc gia thì phải tự cường để vượt qua. Trong tình thế hiện tại chúng ta đang cần hơn hết sự có mật của những con người Nhân chủ với các đức tính tự lực tự cường.

Hay nói một cách khác, thiếu con người Nhân Nghĩa thì không làm gì được cho con Người. Thiếu trời thì không có Nhân, không thương người vì không có Nhân Nghĩa.

2- Phục hoạt văn hóa của Tổ tiên.

Ai cũng nghĩ là Tổ tiên ta là những người quê mùa lạc hậu, đất nước chúng ta thua người ta đủ thứ, nay chỉ thấy nghèo đói và hư đốn, nhắc lại làm gì chuyện đó cho bận tâm. Khi nghe nói Tổ tiên ta có bốn, năm ngàn năm văn hìến, là bị các thế hệ trẻ phản bác liền, rằng là có văn hìến như vậy sao ngày nay mọi sự nát bấy như tương vậy !

Đây là điều khó nói cho ngắn gọn mà làm thoả mạn được người thắc mắc. Bốn, năm ngàn năm văn hiến cũng có, mà mọi sự nát bấy như tương thì đã sờ sờ ra đó.

Điều đó chắc như bắp, ai mà chối cãi được, nhưng lý do hư đốn là vì bị áp bức nô lệ triền miên, nên cha ông chúng ta chỉ giữ nổi được mảnh dư đồ rách được vẹn toàn là điều thiên nan vạn nan rồi, đã quá oai hùng rồi, không oai hùng thì làm sao với môt nước bé nhỏ như chúng ta, mà đối địch được với kẻ thù mạnh gấp mấy chục lần qua năm ngàn năm lịch sử. Chúng ta không bao giờ được để yên, khi nào cũng bị xâm lấn và uy hiếp, nên cứ ở mãi trong cảnh nghèo khó, mà đau đớn nhất là “cái khó bó cái khôn”, nên cha ông chúng ta không xây dựng được gì ngoài việc mưu đồ cho tồn tại, nên cũng để mất phần tinh tuý văn hoá của Tổ tiên xưa, và đến nay chúng ta cũng không biết rõ. Người Tàu tuy nói có dạy luân thường đạo lý cho ta, điều đó là có thật, nhưng thứ luân thường đạo lý đó là thứ của Hán Nho, họ dạy cho ta chỉ là cái vỏ, chỉ có cái hình thức tỏ ra quê mùa lạc hậu, mà đã đánh mất nội dung tinh tuý rồi. May thay, triết gia Kim Định đã khai quật ra Việt Nho và lập thuyết triết lý an Vi, để khai quật lên nền văn hoá Thái hoà của Việt Tộc, trong đó nét song trùng lưỡng hợp (dual unit) là chìa khoá để mở ổ khóa thái hoà của Việt tộc.

Vậy nền văn hoá thái hoà đó là gì ?

Thưa một cách vắn tắt :

Ở cấp bậc cá nhân là con người biết sống hoà được cả Tính và lý, một con người cân đối, nên có đủ đức tính Tự chủ, Tự lực và Tự cường.

Ở cấp bậc vợ chồng là thuận vợ thuận chồng, hai bên yêu thương (tình) và kính trọng nhau (lý), có phu phụ hoà, thì gia đạo mới thành.

Ở cấp đại gia đình, giữa cha mẹ và con cái thì phụ từ tử hiếu, huynh kính đệ cung, nên gia đình được trong ấm ngoài êm.

Ở cấp xã hội giữa chính quyền và nhân dân thì biết điều hòa được giữa nhân quyền và dân quyền, nên xã hội yên vui.

Ở cấp quốc tế là mối tình tứ hải giai huynh đệ,

Ở cấp siêu hình là quân bình giữa Hữu và Vô.

Đây là nền tảng của văn hoá thái hoà, đó là những giá trị thực tiễn làm người, bỏ nhũng giá trị đó đi là gây nên bất hoà. Bất hoà là nguyên nhân cho xã hội xáo trộn và con người xâu xé nhau, càng xâu xé càng phân hoá, phân hoá đến tận cùng như ngày nay!

Ngày nay chúng ta cứ muốn tìm những cái gí cao xa, xa lạ với con người, những cái ta tin là chiếc đũa thần mãi ở phương xa, tận bên Moscow, Bắc Kinh, Washington và bất cứ nơi đâu xa, vì ở gần đây nơi xứ Việt Nam nghèo khó, cái gì cũng đã nát rồi, không trông mong gì làm lại được nữa, mọi cái đều khó, con người thì hèn. Nhưng kinh nghiệm đều cho ta thấy những cái gì xa con người, những cái gì mãi tới đời sau cũng đều không phục vụ được cho con người nơi đây và bây giờ, đó là điều quá đơn giản, nhưng chúng ta đâu có chịu chấp nhận!.

Chỉ thích những cái ở xa, và xa con người là vong thân và vong nhân! Chỉ nên học cái khôn của người mãi không ngừng, chứ không nên bắt chước người một cách nô lệ.

Chúng ta khinh thường những cái gì đơn giản, gần gũi thiết thân với con người nơi đây và bây giờ, mà bỏ mất những giá trị thực tiễn và căn bản đó, nên chúng ta cứ triền miên lâm nguy.

Đừng tìm chiếc đũa thần ở đâu xa, không ở trên trời cũng như dưới đất, mà tìm chính ngay nơi con người để biết nhu cầu và khát vọng của con người.

3- Cải tạo xã hội

Đem tinh thần thái hoà đó vào các cơ chế xã hội (tức là con đường Tu, Tề, Trị, Bình), thì ta có :

Về chính trị thì phải điều hoà được giữa Tự do (nhân quyền) và pháp luật (dân quyền). Nhân quyền có được bảo đảm, thì con người mới có môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện được. Dân quyền được cân xứng với nhân quyền thì chính quyền mới có đủ yếu tố để xây dựng quốc gia lớn mạnh. (theo tỷ lệ vài ba hay tham thiên lưỡng địa cho mọi ngành)

Về giáo dục thì nhằm đào tạo con người có hai tiêu chuẩn chính : Đó là Thành nhân (để có con Người nhân chủ) và thành thân (để có sự hiểu biết thấu đáo về khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên, nhất là khoa học kỹ thuật), nghĩa là đào tạo con người không những có tài và trước hết là có đức.

Ngày nay vì ham mê vật chất mà các nền giáo dục chỉ chú trọng tới yếu tố thành thân mà bỏ qua yếu tố thành nhân. Bỏ công việc xây dựng con người toàn diện thì làm cho con người, gia đình và xã hội mất cân bằng được, chẳng chóng thì chầy sẽ đi đến hỗn loạn.

Về Kinh tế thì phải điều hoà được giữa công hữu và tư hữu để tránh cảnh kẻ ăn không hết, người lần không ra, để giảm thiểu những bất công xã hội.

Bất công xã hội là những cớ chính đáng để cho chủ nghĩa duy vật vô thần xé nát con người, làm rối xã hội và chính chúng ta cũng cấu xé nhau!

Công việc từ thiện là việc vô cùng cần thiết để xoa bớt nỗi khổ đau của những người xấu số, nhưng ngày nay nhờ những tiến bộ vượt bực trong mọi lãnh vực,những người dấn thân trong trật tự trần thế nên bước xa hơn chút nữa là tìm cách yêu người một cách căn bản hơn, tìm cách đưa tinh thần bác ái vào các cơ chế xã hội để đảm bảo cho những con người yếu kém có phương tiện để tự nuôi sống được mình, để họ tự bảo vệ lấy nhân phẩm của mình.

Về xã hội thì phải điều hành sao làm cho hố cách biệt giàu nghèo không quá lớn, đây là nan đề của thế giới.

Liên Hiệp quốc đang đeo đuổi con đường này, tình trạng chưa giảm mà có mòi gia tăng. Hố cách biệt này quá lớn sẽ đem lại nhiều xáo trộn cho xã hội trong tương lai.

...

Nếu chúng ta có con người nhân chủ, có điểm quy tụ chung, có đường hướng xây dựng xã hội chung, chúng ta mới đồng tâm hiệp lực, dồn mọi nỗ lực để không những cứu đất nước ta ra khỏi cảnh bế tắc hiện nay, mà còn có triển vọng kề vai sát cánh với các quốc gia khác trên thế giới.

Chúng ta đã có 3 tiêu đề chung để tiến tới, đó là : Tự do, Dân chủ, Cộng hoà :

Tự do là quyền tối thiết yếu của con người, thiếu tự do thì con người không phát triển toàn diện được, do đó không có con người nhân chủ, nên con người sẽ thiếu Đức và Tài.

Dân chủ là người dân nào ở vị trí nào trong xã hội cũng biết cách làm chủ : làm chủ đời mình, làm chủ gia đình mình, làm chủ xã hội mình, ngày nay còn vươn lên vị trí làm chủ toàn cầu nữa.

Cộng hoà là phải làm sao “muôn người cho một người”, và “một người cũng cho muôn người” để cùng nhau xây dựng lại con người và xã hội. Các cơ chế và sinh hoạt xã hội phải làm sao để ai ai cũng được cơm no áo ấm và đời sống yên lành.

Cộng hoà là thể hiện lòng bao dung : biết Chấp nhận sự dị biệt của người khác, đoàn thể khác, tôn giáo khác, những thành phần khác để cùng nhau gánh trách nhiệm chung và chia sẻ quyền lợi chung cho nhau để mưu tìm sinh lộ cho con người cho dân tộc. Đây cũng tương tự như tinh thần bao dung của “Tam giáo đồng nguyên” xưa.

Chúng ta nay thiếu gì nhân tài, họ có mặt khắp nơi trên thế giới, đó những chuyên viên đủ ngành, nếu chúng ta biết biến đất nước chúng ta thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển con người, bằng cách cùng nhau chấp thuận một mô thức chung cho đất nước, thì chúng ta mới bắt đầu nghiên cứu các kế hoạch cụ thể từng ngành một mà tiến hành, vừa học vừa làm, mỗi bước một hoàn chỉnh hơn.

Sau đó chúng ta nên lập những trung tâm nghiên cứu ở cấp quốc gia đề điều hợp các ngành cho sự phát triển được điều hòa và tránh nạn đi chệch hướng.

Xin bỏ đi những cái nhỏ nhặt hẹp hòi, ngắn hạn, mở rộng lòng ra cùng nhau nắm chặt tay nhau mà tiến lên.

Chúng tôi hết lòng ngưỡng mộ con người uy dũng của quý vị Trong “Phong trào Tự Do Dân chủ” ở trong nước !

Cầu xin Ơn Trên phù trợ cho quý vị, cho dân tộc ta.
Cầu xin Hồn thiêng sông núi độ trì cho tất cả chúng ta.

Lý Thường Nhân

*****************************************************

Vài nét về Tộc An-Việt

An-Việt là một hội văn hóa, tổ chức theo gia đình nhằm học hỏi, nghiên cứu, truyền bá triết lý An-Vi và Việt-Nho do cố Triết Gia, Giáo Sư KIM ĐịNH (Đại học Saigon) giảng dạy trong hơn 40 tập sách của ngài (Xin xem ở trang www.anvietworldwide.org hay www.Dunglac.net).

Gọi là Việt Nho để phân biệt với Hán Nho. "Bách Việt làm chủ lãnh thổ nước Tàu ngày nay trước người Tàu. (Lạc Việt, là một chi nhánh chính của Bách Việt, là dân tộc Việt Nam bây giờ - Dân Bách Việt có văn hóa đặc sắc, đã đặt nền móng đầu tiên cho Nho Giáo sau này. Người Hán là dân du mục, chiếm đất đai, thâu nhận văn hóa Bách Việt, dùng chữ viết của họ viết nên Tứ Thư và Ngũ Kinh. Sau này ai cũng bị lầm là Tứ Thư và Ngũ Kinh là của văn hóa Tàu. Dĩ nhiên, ảnh hưởng pha trộn giữa các nền văn hóa là sự giao lưu tất nhiên, nhưng vấn đề ở đây là Kim Định đã khám phá được tính chất nền móng của Việt tộc trong sự đóng góp vào văn hóa Nho giáo nguyên thủy." (Đông Lan).

Triết lý An-Vi là một tên mới Kim Định đặt cho Triết Việt. Nền tảng của nó đặt trên 2 chữ Chí Trung và Chí Hòa. Chí trung do mình tự nhận thấy việc phải làm thì làm, không do lợi lộc hay bắt buộc phải làm thì mới làm. Đạo phải làm trước hết là nên người vì người là nơi hội tụ của trời đất rất cao cả. Đó là cái hòa giữa thiên và địa, giữa tinh thần và vật chất, giữa đạo và đời, giữa người với người.

Hội An-Việt đang lập Viện Nghiên Cứu Việt Nho và Đông Nam Á tại London để trở thành một phân khoa của Đại Học, giúp các sinh viên hậu Đại học viết luận văn Cao Học hay Tiến Sĩ về Việt Nam và Đông Nam Á.

TRỞ VỀ
TRANG ĐẦU TIÊN



______________________________________________________