Sunday, March 23, 2008

CÙNG MỘT ĐÒI HỎI
CỦA 2 BẢN TUYÊN NGÔN DÂN CHỦ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Vì những trục trặc liên lạc soạn thảo cấp bách Bản Tuyên Ngôn DÂN CHỦ tại Việt Nam dưới sự đe dọa, ngáng trở của Cộng sản, hai Bản Tuyên Ngôn đã ra đời. Do đó mà có người nói tới sự chia rẽ của Phong trào Dân Chủ Việt Nam tại Quốc nội. Cho dù có những dị biệt nhỏ về đường lối, giai đoạn đấu tranh, nhưng Mục đích của Phong trào vẫn duy nhất: Phế bổ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ và nhất thiết DÀNH QUYỀN LÀM CHỦ cho Dân.

Nhận xét của Carl THAYER (Úc) và AFP

Có lẽ vì có 2 bản Tuyên Ngôn mà có người trong chúng ta lưu ý đến nhận xét của Carl THAYER và AFP. Những phóng viên nước ngoài, nhất là Pháp, viết những nhận định về những Nhà Tranh Đấu Dân Chủ Quốc nội, có những điểm chứng tỏ sự phiến diện hoặc thiếu hiểu biết của họ:

==> Họ chưa đủ kinh nghiệm sống với Cộng sản, nhất là CSVN. Họ chưa từng biết những vu khống sống sượng của CSVN. Chính họ đã viết: "Chế độ Hà Nội thường xuyên dùng quyền lực và sức mạnh của hệ thống Công An để ngăn chặn và trừng phạt các sự chỉ trích chính trị" Dưới một quyền lực khủng bố như vậy, làm thề nào họ đòi hỏi những Nhà Dân Chủ có thể Hội Họp, Thảo Luận tự do để đi đến một hệ thống đấu tranh hợp nhất như là những Nhà Đấu Tranh ấy được sống tự do giống như trên Đất Nước của họ để công khai làm đối kháng.

==> Phóng viên của AFP có thể chỉ lấy tin và phỏng vấn một số người bên Pháp, nhất là ở Paris. Họ có thể chỉ viết theo nhận xét của những thành phần Việt Nam sống tại Pháp và Paris. Những thành phần này có thể gốc thân Cộng trước đây hoặc muốn "nhẩy bàn độc", theo đóm ăn tàn với Cộng sản.

Tuy vậy, họ phải công nhận rằng: "Các cựu đảng viên, cán binh CSVN phản tỉnh, các nhà vận động tự do tôn giáo, các trí thức dùng Internet để phát biểu ý kiến đều đả kích chế độ Hà nội. Một số từng bị bắt, bỏ tù, quản chế mà khi ra khỏi nhà tù thì lại chống đối tiếp chứ không chịu khuất phục."

Nhận định này tất nhiên phải đưa đến kết luận rằng những Nhà Dân chủ Việt Nam sẽ tiến dần đến sự thống nhất với nhau vì cùng một Mục đích chống lại độc tài CSVN và vì phải hợp nhất với nhau để có sức mạnh tự vệ cho nhaụ Trong sự khủng bố triền miên của Cộng sản, việc tiến đến thống nhất với chương trình hoạt động cần có thời gian chứ không thể nhanh chóng như ở Úc hay ở Pháp, nơi có tự do làm đối kháng.

Tôi coi rất thường những nhận xét này của Carl THAYER và AFP vì tôi đã quen nghe những nhận xét của những phóng viên xa-lông ăn bơ sữa trên đất tự do của họ Nếu có sang Việt Nam, thì họ cũng chỉ nghe những lời ngon ngọt dối trá do CSVN mớm chọ

Một số người Việt hải ngoại bới lá tìm sâu để kết án vội

Vì một số những trục trặc khiến có hai bản Tuyên Ngôn Dân Chủ, một vài người Việt hải ngoại đã vội vàng khơi sâu thêm những trực trặc ấy để có thể vội vàng kết luận người này là Cộng sản, người kia là nằm vùng. Một độc giả đã viết trên Diễn Đàn rằng ở Hải ngoại, người ta "đẻ" ra Cộng sản dễ dàng.

Chính bản thân tôi cũng mới có kinh nghiệm về chuyện này. Khi tôi nói về Phong trào Cha Lễ với lòng thành thực, thế mà khi vừa động đến lông chân Cha Lễ, thì đã có người kết luận rằng tôi là Cộng sản. Họ tuyên bố loại tôi ra ngoài hàng ngũ chống Cộng ở Hải ngoại. Tôi bực mình viết trả lời: "Tôi chống Cộng kiểu nào kẹ mẹ tôi. Không thằng nào, con nào cấm tôi chống Cộng được. Tôi không thuộc hàng ngũ nào, thì đứa nào, con mẹ nào có quyền loại tôi !"

Nếu có chuyện gì trục trặc trong hàng ngũ Phong trào Dân Chủ tại Quốc nội, thì hãy để các Vị đó giải quyết với nhaụ Tại hải ngoại này, chúng ta đừng vội bới lá tìm sâu để tự coi mình là người thông minh dĩnh ngộ khám phá được những bí mật giống như điệp viên 007. Việc làm này rất có hại cho Cộng đồng và nhất là cho Phong trào Dân chủ tại Quốc nội.

Hai TUYÊN NGÔN có cùng MỘT ĐÒI HỎI CĂN BẢN

Tuyên Ngôn Dân Chủ 08.04.2006 có phần mào đầu đi vào Lịch sử xa hơn. Tuyên Ngôn Dân Chủ 14.04.2006 có phần mào đầu về những sai lạc cay nghiệt tệ hại gần đây hơn của chế độ.

Nhưng cả hai đều đòi hỏi MỘT ĐIỀU CĂN BẢN: Quyền DÂN CHỦ cho người Dân. Cả hai Bản Tuyên Ngôn đều đòi hỏi: TỔNG TUYỂN CỬ TỰ DO VỚI GIÁM SÁT QUỐC TẾ. Khi Tổng tuyển cử Tư do như vậy, thì Dân làm chủ quyết định chế độ.

Không ai có thể nói rằng Bản Tuyên Ngôn này hay Bản Tuyên Ngôn kia chỉ là "đổi mới". Dân làm Chủ và quyết định tất cả, chứ không phải Nhóm này hay Nhóm kia quyết định thay Dân. Khi Dân làm chủ rồi mà thấy Hồ Chí Minh mang tội tầy đình với Dân tộc, thì Dân quyết định lập Tòa án xử Hồ Chí Minh.

Cũng vậy, cả hai Bản Tuyên Ngôn đều khẳng khái đòi hỏi Tổng Tuyển Cử Tự Do với Giám sát Quốc tế, thì làm thế nào mà Carl THAYER và AFP dám nói rằng: “Nhìn chung các nhân vật đối kháng chính trị muốn cải cách hệ thống (chính trị) hiện tại, chứ không đòi lột xác hay lật đổ.” Carl THAYER và Phóng viên AFP ngu quá. Các nhà Dân Chủ đồng loạt đòi hỏi Tổng tuyển cử Tự do, nghĩa là đòi hỏi cho Dân quyền DÂN CHỦ. Khi Dân làm chủ rồi, thì Dân quyết định cải cách hay lột xác, đó là quyết định của Dân.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

TRỞ VỀ
TRANG ĐẦU TIÊN



______________________________________________________