Sunday, March 23, 2008

Hãy lưu ý đến
lời kêu gọi của Khối 8406


Bản tiếng Anh của Shawn W. Crispin

Báo điện tử Asia Times, 14-9-2006.

BANGKOK - Nếu những người khao khát dân chủ tại Việt Nam cuối cùng chiến thắng, thì ngày 8-4-2006 sẽ đi vào lịch sử quốc gia như là khởi điểm sự chấm dứt việc đảng Cộng sản nắm giữ độc đoán toàn bộ quyền lực.

Vào ngày ấy, hàng trăm người Việt Nam có đầu óc dân chủ đã can đảm đứng lên, công khai tuyên bố và ký tên mình vào một bản "Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam", cùng thời gian với Đại hội toàn quốc đảng Cộng sản lần thứ 10, tại Hà Nội.

Từ đó, nhóm đã phát triển thành một phong trào bao gồm hàng ngàn người ủng hộ dân chủ, được quần chúng biết đến như là Khối 8406, tên đặt theo thời điểm nhóm đã lần đầu tiên công khai kêu gọi một sự chuyển đổi chính trị sang nền dân chủ mang tính tham gia hơn. Phong trào đối kháng quốc nội này là mối thách đố chính trị mạnh mẽ chưa từng thấy đối với đảng Cộng sản đang cai trị tại Việt Nam, cái đảng đã chiếm quyền ở miền Nam bằng quân sự năm 1975 và đã cai trị với một bàn tay sắt từ đó đến giờ.

Và Nhóm đang dần dần gia tăng các hoạt động của mình. Ngày 22-8 vừa qua, Khối 8406 đã công khai tuyên bố Đề nghị 4 bước để dân chủ hóa Việt Nam, bao gồm đòi hỏi khôi phục các quyền tự do dân sự, thành lập các đảng phái chính trị, soạn thảo một bản Hiến pháp mới và cuối cùng là bầu ra cách dân chủ một Quốc hội đại biểu mới có nhiệm vụ chọn một quốc hiệu, quốc kỳ và quốc ca mới.

Kiến nghị đó đã được công khai phổ biến và ký tên bởi các đại diện của cả ba miền đất nước, trong đó có cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Trần Anh Kim và linh mục Công giáo nổi danh Nguyễn văn Lý. Khối 8406 cho biết các chuyên viên trẻ tuổi có học là thành phần cốt lõi của mình - một sự tương phản rõ rệt với các cán bộ đa số già nua của đảng Cộng sản.

Chính quyền hiển nhiên cảm thấy bị đe dọa bởi sự hiện diện ngày càng gia tăng của Nhóm và đã phản ứng lại sự thách thức rõ rệt đối với quyền lực của mình bằng lối ứng xử tiêu biểu là sách nhiễu và hành hung thô bạo. Trong những tuần gần đây, rất nhiều thành viên của Khối 8406 đã bị quấy rầy, hạch hỏi và, trong trường hợp thành viên Vũ Hoàng Hải ở thành phố Hồ Chí Minh, thì bị tra tấn dã man. Những thành viên khác có tên tuổi đã và đang bị cắt đường giây điện thoại để bàn hay bị tước đoạt điện thoại di động.

Ngày 12-8, nhân viên an ninh đã chận bắt và tra hỏi năm thành viên Khối 8406 ở Hà nội vốn dự tính tung lên mạng một tập san chính trị mới mang tên thích đáng là "Tự do và Dân chủ." Sau đó nhân viên an ninh đã tịch thu thiết bị, tài liệu và ít nhứt một máy điện toán để bàn, nhằm dùng vũ lực ngăn chận đến vô thời hạn việc tung số báo mới vào ngày 15-8.

Đáng kể nhất là Khối 8406 đã và đang phát động chiến dịch bất tuân dân sự đúng lúc thế giới tập trung chú ý vào các chuyển biến sắp tới ở quốc gia này. Các lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang ve vãn cộng đồng quốc tế với những thành tích cải tổ kinh tế đầy ấn tượng, xếp qua một bên những phương thức khép kín cổ hủ kiểu cộng sản, để ôm lấy thị trường toàn cầu.

Những thành tích đó có thể sẽ khá đủ để đạt được các quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn, một chuyển biến đang chờ quyết định của Quốc hội Mỹ và được mọi người xem như là tảng đá kê chân cuối cùng để Hà Nội đi vào Tổ chức Thương mại Thế giới trong năm nay. Cùng lúc, đảng Cộng sản cũng chuẩn bị nỗ lực hết sức mình khi đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái bình dương (APEC) vào tháng 11, một biến cố sẽ có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo thế giới, kể cả Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush.

Cùng lúc đó, những người cầm đầu Khối 8406 cho thấy họ dự tính gia tăng các hoạt động của họ suốt các hội nghị nổi bật này, nhằm đặt hai phía vào một cuộc đối đầu có thể nguy hiểm. Nhóm mới thừa nhận rằng tuy họ có thể tránh được sự sách nhiễu trực tiếp đang lúc hội nghị APEC diễn ra, nhưng vẫn lo lắng là các thành viên của mình sẽ hứng chịu cơn phẫn nộ của nhà cầm quyền trước và sau khi các lãnh đạo thế giới lẫn truyền thông quốc tế đến và đi.

Mới đây, Nhóm đã loan báo trên một trong những trang Web toàn cầu của họ là: "Một chiến thuật ưa dùng của chế độ cộng sản là bắt tập trung những nhà đối kháng lâu trước các sự kiện quốc tế, dùng các cá nhân như vật mặc cả ngay trước sự kiện, rồi lại tiếp tục sách nhiễu và bắt bớ sau khi chế độ đã hoàn thành mục tiêu trước mắt của nó - như là tạo được một hội nghị êm thắm hay đạt được vài đặc quyền thương mãi."

Việc gia tăng thẳng tay đàn áp phong trào non trẻ rõ ràng cho thấy: ngược với dự đoán của vài nhà phân tích, các lãnh đạo mới và trẻ của đảng không hề có ý định tiến hành cải tổ chính trị để hoàn thành việc cải tổ kinh tế và tài chính của họ. Qua các phản ứng mạnh tay đối với Khối 8406, tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tân Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã chứng tỏ là họ quyết tâm bảo vệ sự độc tôn quyền lực của đảng, y như các người tiền nhiệm.

Nhiều chánh phủ Tây phương và công ty đa quốc đang tìm cách lôi kéo các lãnh đạo cộng sản Việt Nam để giành được các thuận lợi thị trường chưa khai thác của xứ này. Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư đều đồng ý với các khẳng định của Khối 8406 mới được trang mạng VietTan.org đăng tải: "Việc đảng Cộng sản từ chối tự do hóa hệ thống chính trị chỉ khiến nạn tham nhũng và trì trệ lan rộng thêm" và "một hệ thống chính trị đa nguyên là điều kiện tiên quyết cho một nền hòa bình ổn định lẫn một sự phồn vinh kinh tế lâu dài."

Đáng kể hơn, Khối 8406 đã liên tục vươn ra cộng đồng thế giới để các khát vọng dân chủ của họ được công nhận. Ngày 9-5, một nhóm 50 thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã ký tên vào một bức thư ngỏ ủng hộ các sáng kiến dân chủ của Nhóm. Trong một lá thư đề ngày 23-8, các thành viên của Khối 8406 vừa bị nhà cầm quyền sách nhiễu vì dự định phát hành một tờ báo mới, đã ít nhiều lạ lùng kêu gọi chánh phủ Thụy Điển "lên tiếng bảo vệ chúng tôi!"

Lịch sử châu Á đầy dẫy những phong trào khao khát dân chủ nổi lên để rồi bị các chế độ toàn trị nghiền nát trong lúc phương Tây câm lặng đứng nhìn. Nhưng những thời điểm then chốt đó đã và đang có một ảnh hưởng lâu dài trên sự phát triển dân chủ của khu vực. Miến Điện, gần 20 năm sau sự kiện nhà cầm quyền quân sự đàn áp đẫm máu những người biểu tình ủng hộ dân chủ, vẫn chưa hồi phục từ cơn chấn động quốc gia. Trường hợp tương tự rõ ràng cũng đã xảy ra với cuộc đàn áp tàn nhẫn tại Thiên An môn năm 1989 bên Trung Quốc.

Có thêm nhiều dấu chỉ cho thấy Việt Nam đang tiến đến thời điểm dân chủ thực sự của mình. Tiếc thay, nhiều chính phủ Tây phương hiện tiếp cận Việt Nam với mặc cảm tội lỗi quá khứ, và xem ra ngày càng ghét chỉ trích thành tích nhân quyền cực kỳ xấu của đảng Cộng sản, trong khi đảng này đang thực hiện nhiều cải cách kinh tế đau đớn cần thiết để chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

Nhưng nay rõ ràng là thời điểm để cộng đồng quốc tế, kể cả các công ty đa quốc, công khai ủng hộ các nhà dân chủ gan dạ đằng sau Khối 8406, những kẻ rõ ràng đại diện cho trào lưu chính trị đáng chuộng của Việt Nam tương lai.


Heed the call of Vietnam's Bloc 8406

By Shawn W Crispin

Asia Times Online, September 14, 2006.

BANGKOK - If Vietnam's aspiring democrats finally prevail, April 8, 2006, will go down in the national history as the beginning of the end the Communist Party's monolithic, authoritarian grip on power.

On that day, hundreds of democratic-minded Vietnamese took the courageous step of publicly declaring and signing their names to a "Manifesto on Freedom and Democracy for Vietnam", coincident with the Communist Party's 10th National Congress in Hanoi.

Since then the group has grown into a thousands-strong pro-democracy movement popularly known as Bloc 8406, named after the date the group first publicly called for a political transition toward more participatory democracy. The domestic dissident movement represents the most potent political challenge ever to Vietnam's ruling Communist Party, which took power in the south militarily in 1975 and has ruled with an iron fist ever since.

And the group is gradually upping the ante of its activities. On August 22, Bloc 8406 publicly declared its four-phase proposal for Vietnam's democratization, including demands for the restoration of civil liberties, the establishment of political parties, the drafting of a new constitution and, finally, democratic elections for a new representative National Assembly that would be charged with choosing a new national name, flag and anthem.

The petition was publicly disseminated and signed by representatives from all three of the country's main regions, including former Vietnam People's Army officer Tran Anh Kim and prominent Catholic priest Nguyen Van Ly. Bloc 8406 claims that young educated professionals represent the core of its membership - a stark contrast to the Communist Party's mostly crusty cadres.

The government is obviously spooked by the group's growing visibility and has reacted to the perceived challenge to its authority with its trademark jackboot harassment and crude violence. Scores of Bloc 8406's members have in recent weeks been harassed, interrogated and, in the case of Ho Chi Minh City member Vu Hoang Hai, brutally tortured. Other high-profile members have had their telephone lines cut or mobile phones confiscated.

On August 12, security agents rounded up and interrogated five Bloc 8406 members in Hanoi who had planned to launch a new online political magazine aptly called Freedom and Democracy. Agents later confiscated their equipment, documents and at least one desktop computer, forcibly putting the new publication's August 15 launch date on indefinite hold.

Significantly, Bloc 8406 has launched its campaign of civil disobedience while the world spotlight is focused squarely on the country's next move. Vietnam's communist leaders have wooed the international community with its impressive economic-reform credentials, casting aside its old cloistered communist ways to embrace the global marketplace.

Those credentials will likely be enough to win permanent normal trade relations, a motion that is now pending with the US Congress and widely viewed as the last stepping stone for Hanoi's accession to the World Trade Organization this year. Meanwhile, the Communist Party is preparing to put its best foot forward when hosting the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit in Hanoi in November, an event that will be attended by world leaders, including US President George W Bush.

At the same time, Bloc 8406 leaders have indicated their intention to intensify their activities during the high-profile meetings - putting the two sides on a potentially dangerous collision course. The new group has acknowledged that while it may escape direct harassment during the actual APEC event, it fears that its members will face the government's wrath before and after world leaders and the international media have come and gone.

"A favorite tactic of the communist regime is to round up dissidents prior to international events, use the individuals as bargaining chips before the event, and then resume the harassment and arrests after the regime has achieved its immediate goal - whether it be a smooth meeting or winning trade privileges," the group recently posted on one of its internationally hosted websites.

The mounting crackdown on the fledgling movement indicates clearly that, contrary to some analysts' predictions, the party's new, younger leaders have no intention of undertaking political reforms to complement their economic and financial reforms. New Prime Minister Nguyen Tan Dung and President Nguyen Minh Triet have already demonstrated in their heavy-handed reactions to Bloc 8406 that they are as bent on preserving the party's monopoly on power as their predecessors were.

Many Western governments and multinational corporations are now seeking to engage Vietnam's communist leaders to gain access to the country's many virgin market opportunities. Yet most investors would agree with Bloc 8406's assertions recently posted on its VietTan.org website that "the Communist Party's refusal to liberalize the political system has resulted in widespread corruption and stagnation" and that "a pluralistic political system is a precondition for peace stability and long-term economic prosperity".

Significantly, Bloc 8406 has repeatedly reached out to the international community for validation of its democratic aspirations. On May 9, a group of 50 US congressmen signed an open letter in support of the group's democratic initiatives. In an August 23 letter, the Bloc 8406 members recently harassed by government authorities for planning to launch a new publication, perhaps oddly, perhaps not, called upon the Swedish government to "raise your voices in protecting us".
Asian history is littered with aspiring democracy movements that rose only to be crushed by authoritarian regimes while the West looked on in silence. And those pivotal moments have had a lasting impact on the region's democratic development. Myanmar, nearly 20 years after the military government's bloody crackdown on pro-democracy demonstrators, still has not recovered from the national trauma. The same case obviously could be made for China's ruthless 1989 crackdown at Tiananmen.
There are growing indications that Vietnam is approaching its own moment of democratic truth. Unfortunately, many Western governments now approach Vietnam with a guilty historical conscience, and seem increasingly loath to criticize the Communist Party's abysmal rights record while it implements the wrenching economic reforms necessary to transition from a command to market economy.

But now is clearly the time for the international community, including multinational corporations, unequivocally to lend their support to the daring democrats behind Bloc 8406, who clearly represent Vietnam's preferred future political course.

Shawn W Crispin is Asia Times Online's Southeast Asia editor.



TRỞ VỀ
TRANG ĐẦU TIÊN



______________________________________________________