Việt Nam: Phong Trào Dân Chủ phôi thai
đang bị đe dọa
đang bị đe dọa
(Democracy Movement Under Threat)
Hàng trăm người tham gia phát động chiến dịch đòi hỏi các quyền căn bản
(Nữu Ước, 11-05-2006) – Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay việc đàn áp các thành viên của phong trào dân chủ và nhân quyền vừa thành hình, Human Rights Watch đã tuyên bố như trên vào ngày hôm nay. Từ đầu tháng tư, ngay trước khi Đảng CSVN tổ chức kỳ Đại Hội X, hàng trăm người ở VN đã ký các thư ngỏ đòi hỏi sự tôn trọng các nhân quyền căn bản, một hệ thống chính trị đa đảng, và tự do thành lập các hội đoàn tôn giáo và chính trị. Một hàng ngũ rất rộng rãi các linh mục Công Giáo, các tăng sĩ Phật Giáo, cựu tù nhân chính trị, cựu viên chức đảng Cộng Sán, cựu chiến binh, học giả, giáo viên, y tá, kỹ sư, nhà văn, thương gia và nhiều thường dân đã ký vào 2 bản tuyên cáo: “Lời Kêu Gọi Cho Quyền Thành Lập và Hoạt Động Đảng Phái” ngày 6 tháng Tư, và “Tuyên Ngôn 2006 Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam” ngày 8 tháng Tư (cũng còn được gọi là “Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006”) Ông Brad Adams, Giám Đốc Human Rights Watch, đã tuyên bố: “Thực rất đáng kể khi hàng trăm công dân trên khắp nước Việt Nam đã bạo dạn bày tỏ bằng thỉnh nguyện đơn sự ủng hộ của họ cho việc thay đổi chính trị. Tại VN, hành động ký các văn bản như thế thường sẽ dẫn đến việc bị cảnh sát điều tra, bắt giam, và tù tội.” Mặc dù trong thập niên qua, đã từng có nhiều nhóm nhỏ hơn những nhà đối kháng nổi danh dám ký vào những lời kêu gọi dân chủ và nhân quyền, đây là lần đầu tiên trong những năm gần đây có nhiều người như thế đã ký vào các thỉnh nguyện đơn. Nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt đầu phản ứng, nhưng bằng hăm dọa hơn là đối thoại. Ngay sau khi bản tuyên cáo thứ nhất được công bố vào ngày 6 tháng Tư, công an đã tạm giữ ngắn hạn và thẩm tra nhiều nhà hoạt động có tiếng đã ký vào văn bản đó. Những người này gồm nhà văn Đỗ Nam Hải (bút danh Phương Nam), Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Luật Sư Nguyễn Văn Đài. Công an đã dùng băng keo để niêm phong máy vi tính của anh Đỗ Nam Hải và chỉ thị cho hãng cung cấp dịch vụ nối mạng địa phương phải cắt đứt đường dây lên mạng toàn cầu của ông. Cùng một lúc, các nhà đối kháng đã xuất bản một tờ báo không giấy phép, tờ Tự Do Ngôn Luận, và đã ấn hành hai số kể từ tháng Tư. Ngoài ra, một số phóng viên và các cây viết trên mạng đã thành lập một nhóm truyền thông bí mật được gọi là Hội Nhà Báo Tự Do Việt Nam. Trong số những người khởi xướng các bản tuyên cáo tháng Tư là những nhà đối kháng nổi tiếng và cựu tù chính trị từ Hà Nội, Huế, và TP/HCM, kể cả Học giả Hoàng Minh Chính, Nhà giáo Nguyễn Khắc Toàn, Lãnh đạo PGHH Lê Quang Liêm, GS Nguyễn Chính Kết và các Linh mục Công giáo Chân Tín và Nguyễn Văn Lý. Bản công bố đầu tiên của nhóm này, “Lời Kêu Gọi Cho Quyền Thành Lập và Hoạt Động Đảng Phái” đã được đưa ra hôm mùng 6 tháng Tư và có chữ ký của 116 cá nhân. Vào ngày 8 tháng Tư, bản “Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006” đã được ban hành, gồm chữ ký của 118 người. Bản Tuyên ngôn dài năm trang này đòi hỏi một hệ thống chính trị đa nguyên và đa đảng, tự do thông tin, tự do chính kiến, tự do tôn giáo, tự do tham gia vào các công đoàn lao động độc lập, và tự do hội họp, thành lập các hội đoàn và đảng phái chính trị, và tham gia ứng cử. Tính đến ngày 8 tháng Năm – đúng một tháng tròn kể từ ngày đưa ra bản Tuyên Ngôn – đã có 424 công dân ký vào văn bản trên. Vào ngày 30 tháng 4, các nhà đối kháng nêu trên, mệnh danh là “Nhóm 08/04/06” – Ngày đưa ra bản Tuyên Ngôn – đã công bố một kháng thư có chữ ký của 178 người để lên án việc nhà cầm quyền đàn áp anh Đỗ Nam Hải, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang và Nguyễn Văn Đài. Trong kháng thư trên, hai Linh mục Công Giáo được nhiều người biết đến là Cha Phan Văn Lợi và cựu tù chính trị Cha Nguyễn Văn Lý, đã hăm dọa sẽ tuyệt thực vĩnh viễn nếu chính quyền còn tiếp tục bắt bớ và đàn áp. Hai lời kêu gọi trên được ban hành đồng thời với Đại Hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam, từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 4 – khi mà sự thay đổi lớn lao trong Bộ Chính Trị vừa được công bố, với sự thay thế những nhân vật then chốt nhưng già nua bằng các đảng viên ít tuổi hơn. “Đây là một cuộc trắc nghiệm cho Bộ Chính Trị mới,” theo lời ông Adams. “Liệu thế hệ trẻ hơn này có phóng khoáng hơn đối với sự bất đồng chính kiến và chủ thuyết đa nguyên, hay họ cũng sẽ tiếp tục đàn áp những quyền dân sự và chính trị căn bản?” Với việc gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới chưa ngã ngũ, Việt Nam hiện đang mong gia tăng tính cách hợp pháp và sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việc chính quyền Việt Nam có tuân thủ những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế hay không sẽ đóng một vai trò lớn trong quyết định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dự trù vào tháng 9 này, về việc giữ tên Việt Nam trong danh sách những Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt vì những vi phạm tự do tôn giáo. Cũng theo lời ông Adams, “Việt Nam không thể hy vọng đạt được tính cách hợp pháp quốc tế nếu còn tiếp tục trấn áp những lời kêu gọi nhân quyền, đa nguyên chính trị, và tự do tôn giáo.” Bối Cảnh Bất kể việc chính quyền Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị, quốc gia độc đảng này - dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam - vẫn không cho phép sự phê bình chỉ trích. Báo chí, các đảng chính trị, các tổ chức tôn giáo, và công đoàn lao động không được phép hoạt động nếu không có sự chấp thuận và giám sát, cũng như không được thực hiện những điều mà chính quyền hay Đảng Cộng Sản cho là đi ngược lại đường lối của họ. Những nhà đấu tranh đã sử dụng mạng lưới Internet để kêu gọi dân chủ hay chỉ trích chính quyền đều đã bị tống giam dựa trên những điều khoản mơ hồ về an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự của Việt Nam, một bộ luật được coi là vi phạm tiêu chuẩn quốc tế. Các nhà đối kháng trên mạng đã bị tống giam vì những tội danh gián điệp hay những tội danh khác liên quan đến an ninh quốc gia sau khi dùng Internet để loan truyền những quan điểm có tính cách chỉ trích chính phủ. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình hiện đang thọ án 5 năm tù, và bác sĩ Phạm Hồng Sơn đang thọ án 7 năm tù. Giữa tháng tư, 2 nhà báo nổi danh Dương Phú Cường và Nguyễn Huy Cương đã bị tạm giam và sách nhiễu tại phi trường TP Hồ Chí Minh và bị ngăn cản không cho tham dự một Đại Hội về tự do diễn đạt trên mạng Internet Á Châu, diễn ra tại Manila. Cuối tháng hai, Đỗ Nam Hải và Nguyễn Khắc Toàn, một nhà đấu tranh cho dân chủ và đối kháng trên mạng Internet, vừa được trả tự do, đã bị bắt lại tại một quán internet café tại Hà Nội và bị tạm giữ ngắn hạn. Công an đã kiểm tra các email của ông Toàn và đã in ra một số trong đó. Sau đó, hai nhà đấu tranh bị đưa về đồn công an và bị tra hỏi trong nhiều tiếng đồng hồ. Theo một nguồn tin, ông Toàn đã bị kết tội vi phạm những điều khoản về quản thúc tại gia (ông bị quản thúc tại gia thêm 5 năm sau khi rời khỏi nhà giam). Cũng theo nguồn tin trên, Đỗ Nam Hải bị kết tội vi phạm Đạo Luật 55, là đạo luật cấm đọc các trang nhà bị ngăn cấm. Để biết thêm chi tiết, xin liên lạc:
Tại Luân Đôn: Brad Adams +44-20-7713-2767 (o); +44-79-0872-8333 (m)
Tại Nữu Ước: Sophie Richardson: +1-212-216-1257; +1-917-721-7473 (m)
Tại Hoa Thịnh Đốn: Veena Siddharth: +1-202-612-4341 (o); +1-202-390-0219 (m)
Vietnam: Fledgling Democracy Movement
Under Threat
(New York, May 11, 2006) — The Vietnamese government must end its harassment of members of a fledgling human rights and democracy movement, Human Rights Watch said today. Since early April, shortly before the Vietnamese Communist Party held its tenth National Congress, hundreds of people in Vietnam have signed on to public appeals calling for respect of basic human rights, a multiparty political system, and freedom of religion and political association. A wide array of Catholic priests, Buddhist monks, former political prisoners, former Communist Party officials, veterans, academics, teachers, nurses, engineers, writers, businesspeople and many ordinary citizens have signed the two appeals: the “Appeal for Freedom of Political Association” of April 6, and the “2006 Manifesto on Freedom and Democracy for Vietnam,” of April 8 (also known as the “2006 Democracy Manifesto”). “It’s extraordinary that hundreds of citizens across Vietnam have boldly shown their support for political change in a written petition,” said Brad Adams, Asia Director of Human Rights Watch. “In Vietnam, the mere act of signing such documents routinely triggers a police investigation, detention and often imprisonment.” While much smaller groupings of prominent Vietnamese dissidents have signed appeals for human rights and democracy in the past decade, this is the first time in recent years that so many people have signed on to public petitions. The Vietnamese authorities have already begun to respond, but with harassment rather than dialogue. After the release of the first appeal on April 6, police briefly detained and interrogated several of the more prominent activists who signed it. These activists include writer Do Nam Hai (who also goes under the pen name Phuong Nam), Mennonite clergyman Pastor Nguyen Hong Quang, and lawyer Nguyen Van Dai. Police used tape to seal Do Nam Hai’s computer and instructed the local Internet service provider to cut off his Internet access. At the same time, activists have launched an unsanctioned newspaper, Tu Do Ngon Luan (“Free Expression”), which has published two editions since April. In addition, a number of reporters and bloggers have formed an underground media group called the Free Journalists Association of Vietnam. Among the initiators of the April appeals are prominent dissidents and former political prisoners from Hanoi, Hue and Ho Chi Minh City, including academic Hoang Minh Chinh, teacher Nguyen Khac Toan, Hoa Hao Buddhist leader Le Quang Liem, Professor Nguyen Chinh Ket and Catholic priests Father Chan Tin and Father Nguyen Van Ly. The group’s first public statement, an “Appeal for Freedom of Political Association,” was released on April 6 and signed by 116 individuals. On April 8, the “2006 Democracy Manifesto” was released, signed by 118 people. The five-page manifesto calls for a pluralistic and multiparty political system, freedom of information and of opinion, freedom of religion, freedom to participate in independent labor unions, and freedom to assemble, form associations and political parties and stand for elected offices. As of May 8 — the one-month anniversary of the manifesto — 424 citizens had signed on. On April 30, the activists, calling themselves the “04/08/06 Group” — the date of the Manifesto — issued a protest letter signed by 178 people to denounce the harassment of Do Nam Hai, Pastor Nguyen Hong Quang and Nguyen Van Dai. In that letter, two prominent Catholic priests, Father Phan Van Loi and former political prisoner Father Nguyen Van Ly, threatened to go on indefinite hunger strike if the arrests and harassment continued. The two appeals were issued as Vietnam conducted its tenth Communist Party National Congress from April 18-24, at which time a significant turnover in the Politburo was announced, with several key aging party veterans being replaced by younger members. “This is a test for the new Politburo,” said Adams. “Will a younger generation allow greater latitude for dissent and pluralism, or will they continue to crack down on basic civil and political rights?” With its bid to join the World Trade Organization still pending, Vietnam is seeking greater legitimacy and integration into the global economy. The Vietnamese government’s adherence to international human rights standards will be a factor in the U.S. State Department’s decision, expected in September, whether to remove its designation of Vietnam as a “Country of Particular Concern” for violations of religious freedom. “Vietnam cannot expect to gain international legitimacy if it continues to clamp down on calls for human rights, political pluralism and religious freedom,” said Adams. Background Despite Vietnam’s ratification of the International Convention on Civil and Political Rights, the one-party state, dominated by the Vietnamese Communist Party, is intolerant of criticism. Media, political parties, religious organizations and labor unions are not allowed to exist without official sanction and oversight or to take actions that the government or the Communist Party consider contrary to their policies. Activists who have used the Internet to call for democracy or criticize the government have been imprisoned on the basis of loosely defined national security provisions in Vietnam’s penal code, which violate international standards. Internet dissidents has been imprisoned on charges of espionage or other national security crimes after using the Internet to disseminate opinions critical of the government. The journalist Nguyen Vu Binh is currently serving a five-year sentence, and Dr. Pham Hong Son is serving a seven-year sentence. In mid-April, two well known journalists, Duong Phu Cuong and Nguyen Huy Cuong, were detained and harassed at the airport in Ho Chi Minh City and prevented from attending a conference in Manila on free expression in Asian cyberspace. In late February, Do Nam Hai and Nguyen Khac Toan, a democracy activist and “cyber-dissident” who had just been released from prison, were arrested at an internet café in Hanoi and briefly detained. Police inspected Toan’s emails, printing out a number of them. The two men were then taken to the police station and questioned for several hours. Toan was reportedly charged with violating conditions of his house arrest (after his release from prison he was required to serve five years of house arrest). Do Nam Hai was reportedly charged with violating Decree 55, which prohibits people from accessing banned Internet websites. For more information contact:
In London: Brad Adams +44-20-7713-2767 (o); +44-79-0872-8333 (m)
In New York: Sophie Richardson: +1-212-216-1257
In Washington, DC: Veena Siddharth: +1-202-612-4341 (o)