Sunday, March 23, 2008

Kiến Nghị Ủng Hộ
“Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt-Nam 2006

Gi:
Đồng bào trong ngoài Nước,
trong và ngoài đảng CSVN,
và Bạn bè Quốc tế

Phần I: Tóm tắt

Vào ngày 8 tháng 4, năm 2006, nhiều nhà dân chủ quốc nội Việt-Nam đã công bố bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt-Nam 2006 muời ngày trước khi Đảng CSVN nhóm họp Đại Hội X. Vì bị bao vây và cô lập, những nhà đấu tranh ở quốc nội gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên lạc và phối hợp hoạt động. Tuy nhiên, trong danh sách sơ khởi với 118 tên, chúng ta nhận thấy có những người đấu tranh lão thành được nhiều người Việt trong và ngoài nước biết đến như các ông Hoàng Minh chính, Phạm Quế Dương, Nguyễn Chính Kết, Trần Khuê, Hoàng Tiến, Trần Dũng Tiến; những nhân vật trẻ tuồi can trường như Nguyễn Văn Đài, Vũ Thúy Hà, Đỗ Nam Hải, Nguyền Khắc Toàn, Trần Mạnh Hảo; những nhà lãnh đạo tôn giáo chân chính như LM Nguyễn Hữu Giải, LM Phan Văn Lợi, LM Nguyễn Văn Lý, MS Nguyễn Hồng Quang, MS Phạm Ngọc Thạch, LM Chân Tín, Cụ Lê Quang Liêm.

Cuộc đấu tranh này đang lan rộng trong quần chúng. Do đó, danh sách có những người ít biết đến hơn và ngày càng dài ra, nhưng vẫn chỉ là phần nổi của phong trào dân chúng đòi tự do dân chủ tại quốc nội. Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng cho một tương lai sáng lạn khi mà đất nước thoát khỏi nạn độc tài tham nhũng và bất công hiện nay.

Bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt-Nam 2006 đưa ra một số điểm chính sau đây:
* Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt Nam đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu.

* Tất cả những quyền thiêng liêng của dân tộc (quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc) đều bị chà đạp thô bạo ngay sau khi chính quyền cộng sản được dựng lên.

* Chính hệ thống quyền lực không chấp nhận cạnh tranh và không chấp nhận bị thay thế này đã nhanh chóng làm thoái hoá và biến chất toàn bộ hệ thống ấy. Bộ máy lãnh đạo, quản lý và điều hành do vậy ngày càng hư hỏng, rệu rã từ trung ương xuống cơ sở địa phương. Vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính vì đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Đất nước.

* Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh.

* Phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc Việt Nam chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này.

* Ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là làm cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu.

Xin xem dưới đây nguyên văn bản “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt-Nam 2006 của 118 Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Quốc Nội Việt-Nam.”

Trong vòng 2 ngày cuối tuần, hơn một trăm người Việt ở hải ngoại ở khắp nơi trên thế giới đã tiên phong ủng hộ Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ của 118 nhà đấu tranh dân chủ quốc nội Việt-Nam. Trong số những người hải ngoại chúng ta nhận thấy có các nhà tranh đấu được quốc tế biết đến như các ông Nguyễn Minh Cần, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Chí Thiện; những nhà trí thức được kính trọng như LS Lâm Lễ Trinh, LS Nguyễn Hữu Thống, TS Võ Nhân Trí, GS Tôn Thất Thiện, BS Nguyễn Tường Bách, TS Âu Dương Thệ, GS Vũ Thiện Hân, Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, GS Đỗ Quý Toàn, BS Nguyễn Tiến Cảnh, KS Đỗ Như Điện, KS Lê Minh Nguyên, GS Nguyễn Thanh Trang; những nhân vật trẻ đầy nhiệt huyết như LS Nguyễn Quốc Lân, Phân Tách Gia Tài Chánh Hoàng Tư Duy, KS Đoàn Việt Trung, Phân Tách Gia Tài Chánh Lữ Anh Thư; KS Trần Quốc Dũng; Những Nhà Văn Nhà Báo như Trương Anh Thụy, Chu Bá Yến, Đinh Quang Anh Thái, Trần Việt Hải, những nhà lãnh đạo tôn giáo ở hải ngoại như HT Thích Nguyên An, TT Thích Nguyên Trí, LM Nguyễn Hữu Lễ, LM Trần Xuân Tâm, MS Đặng Ngọc Báu. Còn rất nhiều người tâm huyết không sao kể hết.

Chúng tôi tha thiết kêu gọi người Việt trong và ngoài nước, trong hay ngoài đảng CSVN, hãy ủng hộ bản “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt-Nam 2006 của 118 Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Quốc Nội Việt-Nam” bằng cách ký tên trực tiếp vào kiến nghị này. Chúng tôi hết lòng đa tạ. Một kiến nghị tương tự bằng tiếng Anh sẽ được soạn thảo để kêu gọi các người bạn quốc tế của Việt-Nam ủng hộ bản Tuyên Ngôn 2006 này.


Phần II: Tuyên ngôn

Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Của 118 Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Quốc Nội Việt
Nam


TRỞ VỀ
TRANG ĐẦU TIÊN



______________________________________________________