Saturday, March 22, 2008

118 nhà tranh đấu
trong nước phổ biến
“Tuyên ngôn tự do dân chủ
cho Việt Nam 2006”

RFA * 09-04-2006

Một bản lên tiếng mang tên “Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam 2006” vừa được phổ biến rộng rãi trên mạng Internet.

- Nghe bản tin lúc 6:30 sáng ngày 9-4
- Tải xuống để nghe

Cùng hiện diện trong bản tuyên ngôn là tên và điạ chỉ cư ngụ của 118 nhà đấu tranh dân chủ quốc nội Việt Nam, đựơc xếp theo thứ tự ABC.

Họ ở trên khắp ba miền đất nứơc, từ Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng miền Bắc đến Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Nha Trang ở miền Trung và Sài Gòn, Cần Thơ, Đồng Tháp ở miền Nam.


Hình: Kỹ sư Phương Nam-Ðỗ Nam Hải, Giáo sư Hoàng Minh Chính
và Giáo sư Nguyễn Chính Kết
3 trong số 118 nhà tranh đấu quốc nội lên tiếng đòi tự do dân chủ cho Việt Nam.

Về nghề nghiệp, có những vị tu hành thụôc nhiều tôn giáo và cũng có những vị là giáo sư, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư.

Có nhiều tên tuổi quen thuộc như giáo sư Hòang Minh Chính, Bà Lê Thị Phú Dung, cựu đại tá Phạm Quế Dương, linh mục Nguyễn Hữu Giải, bà Vũ Thúy Hà, kỹ sư Đỗ Nam Hải, nhà văn Trần Mạnh Hảo, giáo sư Nguyễn Chính Kết, giáo sư Trần Khuê, ông Lê Quang Liêm, linh mục Nguyễn Văn Lý, bà Bùi Kim Ngân, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cựu sĩ quan Trần Dũng Tiến, nhà văn Hoàng Tiến, Linh mục Chân Tín, ông Nguyễn Khắc Toàn, vân vân…

Nội dung chính của bản tuyên ngôn

Bản tuyên ngôn gồm có ba phần, phần thứ nhất nói lên thực trạng của Việt Nam, phần thứ hai là Quy luật phổ biến toàn cầu và phần thứ ba là Mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa cuộc đấu tranh.

Trong phần thứ nhất, bản tuyên ngôn nói rằng trong cụôc cách mạng tháng 8 năm 1945, sự lựa chọn của toàn dân là Độc lập dân tộc chứ không phải là chủ nghĩa xã hội.

Bản tuyên ngôn cũng nhắc lại lời ông Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2 tháng 9 năm 1945 với tư cách là chủ tịch chính phủ lâm thời nứơc Việt Nam Dân chủ cộng hoà, rằng “tất cả mọi ngừơi sinh ra bình đẳng và tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm đựơc; trong những quyền ấy, có quyền đựơc sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Tuy nhiên, đến tháng 2 năm 1951, trong tuyên ngôn của đảng Lao Động Việt Nam lại nói rằng chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác Lê nin và từ đó, hầu hết những quyền con người của nhân dân Việt Nam bị triệt tiêu.

Phần thứ hai của bản tuyên ngôn Tự do dân chủ cho Việt Nam 2006 nói rằng chính vì điều bốn hiến pháp nứơc Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác lập quyền lãnh đạo toàn diện của đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tửơng Hồ Chí Minh nên các quyền tự do dân chủ của nhân dân bị triệt tiêu.

Bản tuyên ngôn cũng nhận định rằng con đường mà đảng Cộng sản lựa chọn cho dân tộc Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua đã đựơc thực tế chứng minh là sai lạc, và do đó cần đựơc thay thế.

Trong phần thứ ba, bản tuyên ngôn yêu cầu thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng hiện nay phải đựơc thay thế bằng một thể chế đa nguyên đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, có hệ thống tam quyền phân lập, và yêu cầu thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn dân bao gồm: quyền tự do thông tin ngôn luận, quyền tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử, quyền tự do hoạt động công đoàn độc lập, quyền đình công chính đáng cũng như quyền tự do tôn giáo.

Các quyền này đều nằm trong công ứơc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp quốc mà Việt Nam có ký kết tham gia.

Cũng trong phần thứ ba, bản tuyên ngôn xác nhận phương pháp đấu tranh để đòi hỏi các quyền vừa nói là “hoà bình, bất bạo động” và ý nghĩa của cuộc đấu tranh là “chính nghĩa thắng phi nghĩa.”

Tưởng cũng cần nhắc lại là mấy hôm trước, đã xuất hiện và phổ biến rộng rãi trên mạng Internet một bản văn có tên là “Lời kêu gọi cho quyền thành lập và hoạt động đảng phái tại Việt Nam năm 2006” với tên của 116 nhà đấu tranh Dân chủ quốc nội Việt Nam. Nhiều tên tuổi quen thụôc đã được ghi dưới cả hai văn bản này.

TRỞ VỀ
TRANG ĐẦU TIÊN



______________________________________________________